Tiến Sĩ Mô hình đánh giá kết học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cám ơn ii
    Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iii
    Danh mục bảng, biểu đồ và sơ đồ iv
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học 4
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
    6. Phương pháp nghiên cứu 5
    7. Hướng tiếp cận và luận điểm bảo vệ của luận án . 8
    8. Đóng góp mới của đề tài 10
    9. Cấu trúc của luận án . 10
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
    HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ 11
    1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
    1.1.1. Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đánh giá kết quả học tập
    trong giáo dục đại học . 11
    1.1.2. Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đánh giá kết quả học tập
    trong đào tạo theo tín chỉ . 12
    1.1.3. Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về mô hình đánh giá kết quả
    học tập trong giáo dục đại học 13



    1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về đánh giá kết quả học tập trong giáo dục
    đại học . 17
    1.2.1. Các khái niệm then chốt . 17
    1.2.2. Vai trò của đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học . 24
    1.2.3. Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học . 26
    1.2.4. Phương thức đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học 31
    1.2.5. Quy trình đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học 36
    1.2.6. Nhận định chung về các bước phát triển của lý luận đánh giá kết
    quả học tập trong giáo dục đại học . 37
    1.3. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ 38
    1.3.1. Khái quát quan niệm về tín chỉ, hệ thống tín chỉ, học chế tín chỉ và
    đào tạo theo tín chỉ . 38
    1.3.2. Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo tín chỉ . 42
    1.4. Mô hình ĐGKQHT của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ . 45
    1.4.1. Quan niệm về mô hình 45
    1.4.2. Mô hình đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo
    tín chỉ 49
    Kết luận chương 1 . 64
    CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN
    HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ HIỆN
    NAY 66
    2.1. Mục đích, nội dung, phương pháp và đối tượng khảo sát 66
    2.1.1. Mục đích khảo sát 66
    2.1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá kết quả khảo sát . 66
    2.1.3. Phương pháp khảo sát 68
    2.1.4. Đối tượng khảo sát . 69
    2.2. Kết quả khảo sát . 73



    2.2.1. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo tín
    chỉ qua nhận định của GV và SV. 73
    2.2.2. Thực trạng đánh giá kết quả học tập theo định hướng PTNL SV
    trong đào tạo theo tín chỉ qua nội dung và công cụ ĐGKQHT . 75
    2.2.3. Thực trạng về mức độ thể hiện các thành tố then chốt của mô hình
    ĐGKQHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ . 81
    2.3. Nhận xét chung về kết quả khảo sát . 94
    2.3.1. Ưu điểm 94
    2.3.2. Hạn chế . 95
    Kết luận chương 2 . 95
    CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA MÔ
    HÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HỌC THEO ĐỊNH
    HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO
    THEO TÍN CHỈ . 97
    3.1. Các hướng tiếp cận đề xuất mô hình 97
    3.1.1. Tiếp cận hệ thống- cấu trúc . 97
    3.1.2. Tiếp cận mục tiêu-chức năng . 97
    3.1.3. Tiếp cận tích hợp 98
    3.2. Các khái niệm công cụ và bản chất của mô hình . 99
    3.2.1. Các khái niệm công cụ . 99
    3.2.2. Bản chất của mô hình . 100
    3.3. Cấu trúc hoạt động, mối liên hệ giữa các thành tố và chức năng của mô
    hình 101
    3.3.1. Cấu trúc hoạt động của mô hình 101
    3.3.2. Mối liên hệ giữa các thành tố trong mô hình . 109
    3.3.3. Chức năng của mô hình . 109
    3.4. Đặc điểm của mô hình 111
    3.4.1. Đặc điểm về nguyên tắc đánh giá 111



    3.4.2. Đặc điểm về nội dung đánh giá 114
    3.4.3. Đặc điểm về phương thức đánh giá . 115
    3.4.4. Đặc điểm về quy trình đánh giá . 115
    3.5. Giải pháp vận hành mô hình 118
    3.5.1. Đổi mới xây dựng đề cương chi tiết môn học theo hướng tiếp cận
    năng lực 118
    3.5.2. Tích hợp hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập
    của sinh viên theo tiến trình sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập 121
    3.5.3. Sử dụng tiêu chí vừa làm căn cứ đánh giá mức độ sinh viên hoàn
    thành các nhiệm vụ học tập trong môn học vừa làm công cụ định hướng
    sự thể hiện năng lực của sinh viên . 122
    3.5.4. Kết hợp sử dụng linh hoạt mô hình đánh giá kết quả học tập theo
    truyền thống và theo định hướng phát triển năng lực sinh viên trong đào
    tạo theo tín chỉ 124
    3.6. Điều kiện áp dụng mô hình 125
    3.6.1. Thiết kế đề cương môn học đồng thời với mô hình đánh giá kết quả
    học tập theo định hướng phát triển năng lực sinh viên . 125
    3.6.2. Tích hợp thiết kế đánh giá kết quả học tập và thiết kế quá trình dạy
    học đại học thông qua các nhiệm vụ học tập . 126
    3.6.3. Các điều kiện khác . 126
    3.7. Sơ bộ đánh giá tính khả thi của mô hình 127
    3.7.1. Đánh giá tính khả thi của mô hình qua môn học thực nghiệm 127
    3.7.2. Đánh giá tính khả thi của mô hình qua ý kiến của chuyên gia 145
    Kết luận chương 3 . 148
    KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ 150
    1. Kết luận . 150
    2. Khuyến nghị 151



    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
    QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 153
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
    TIẾNG VIỆT . 154
    TIẾNG ANH . 163
    WEBSITES . 167
    PHỤ LỤC 1: BẢN THĂM DÕ Ý KIẾN SINH VIÊN . 170
    PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA (Về thực trạng
    ĐGKQHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ hiện nay) 173
    PHỤ LỤC 3: PHIẾU HỎI SINH VIÊN 177
    PHỤ LỤC 4: PHIẾU HỎI GIẢNG VIÊN 194
    PHỤ LỤC 5: PHIẾU KHẢO SÁT (Về môn học thực nghiệm) 214
    PHỤ LỤC 6: PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA (Về mô hình ĐGKQHT
    môn học theo định hướng PTNL SV 217
    PHỤ LỤC 7: PHIẾU KHẢO SÁT (Phản hồi của SV về việc thực hiện nhiệm
    vụ học tập qua MH) . 219
    PHỤ LỤC 8: SPSS- XỬ LÝ DỮ LIỆU TỪ PHIẾU HỎI SINH VIÊN VỀ
    THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN . 222
    PHỤ LỤC 9: SPSS- XỬ LÝ DỮ LIỆU TỪ PHIẾU HỎI GIẢNG VIÊN VỀ
    THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN . 252
    PHỤ LỤC 10: SPSS- XỬ LÝ DỮ LIỆU TỪ PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN
    VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP QUA MÔN HỌC THỰC NGHIỆM269
    PHỤ LỤC 11: SPSS- XỬ LÝ DỮ LIỆU TỪ PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN
    ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ HỌC TẬP 281
    PHỤ LỤC 12: MẪU ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC 289

    1

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Trong xu thế đổi mới GDĐH Việt Nam hiện nay, vấn đề nổi lên hàng
    đầu là đổi mới để từng bước củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo. “Đổi
    mới hiện đại hóa chương trình GDĐH thực hiện tốt đào tạo theo chế độ tín
    chỉ trong hệ thống GDĐH và giáo dục nghề nghiệp” [3, tr. 5]. Trong đó, đổi
    mới về quản lý giáo dục nói chung, đổi mới về tư duy quản lý chất lượng
    GDĐH nói riêng được coi là khâu đột phá trong đổi mới phát triển GDĐH.
    Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, xu hướng hợp tác và cạnh
    tranh về “chất lượng” và “dịch vụ” càng nổi rõ hơn bao giờ hết, GDĐH cũng
    nằm trong quỹ đạo ấy. Do đó, lúc này người ta quan tâm nhiều hơn đến chất
    lượng và làm thế nào có thể đảm bảo chất lượng trong GDĐH. Để thực hiện
    được điều này, trước hết cần thực hiện hoạt động ĐG để có được những chỉ
    số phản ánh hiện trạng về chất lượng đào tạo.
    1.2. Có thể nói, SV vừa là đối tượng của quá trình đào tạo nhưng lại là chủ
    thể của hoạt động học tập ở đại học. Vì vậy, xét trong quá trình đào tạo, chất
    lượng đào tạo trước hết được phản ánh thông qua KQHT đạt được của người
    học trong quá trình học tập so với mức độ đáp ứng yêu cầu của mục tiêu
    chương trình đào tạo.Tuy nhiên, trong lý luận và thực tiễn ĐG KQHT của SV
    hiện nay đang tồn tại những mâu thuẫn chủ yếu sau:
    -Về mặt lý luận, ĐG KQHT của SV đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
    quá trình đào tạo nói chung và trong việc đảm bảo, nâng cao chất lượng giảng
    dạy, học tập nói riêng nhưng trong xu hướng chuyển sang đào tạo theo tín chỉ
    hiện nay, những nghiên cứu lý luận về hoạt động ĐG KQHT của SV ở đại
    học có tác dụng chỉ đạo, định hướng khả thi trong thực tế GDĐH vẫn còn bỏ
    ngõ; chưa có những nghiên cứu về mô hình ĐGKQHT theo định hướng
    PTNL của SV trong đào tạo theo tín chỉ .v.v. 2

    -Về mặt thực tiễn, một số trường đại học đã thực hiện đào tạo theo học chế
    tín chỉ. Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến hạn cuối năm học
    2010-2011 các trường đại học, cao đẳng trong cả nước phải áp dụng đào tạo
    theo tín chỉ [5, tr. 3]. Trong lộ trình chuyển đổi ấy đã và đang vướng mắc
    nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở hạ tầng, nguồn học liệu,
    chương trình đào tạo, phương thức quản lý đào tạo Trong đó, vấn đề KT, thi
    cử, ĐGKQHT trong giáo dục nói chung và trong GDĐH nói riêng được cho
    là còn nặng nề, tốn kém [3, tr. 2]. Nhiều chủ trương, phương án, đề xuất cải
    tiến, đổi mới KT, ĐG, thi cử, tuyển sinh bậc GDĐH được đưa ra trên bình
    diện vĩ mô lẫn vi mô nhưng khi triển khai thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn,
    lúng túng. Thực tế hoạt động ĐGKQHT của SV hiện nay vẫn chưa thật sự
    làm thay đổi và thúc đẩy theo chiều hướng tích cực việc học tập của SV, việc
    giảng dạy của giảng viên và việc tổ chức, quản lý, đảm bảo chất lượng đào
    tạo ở đại học. Vì vậy mà một trong những nhiệm vụ, giải pháp cần quan tâm
    trong trong đổi mới giáo dục- đào tạo ở nước ta hiện nay là đổi mới căn bản
    hình thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục- đào tạo.
    1.3. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thông qua quá trình dạy học đại học,
    hoạt động ĐGKQHT trở thành công cụ hữu ích thúc đẩy sự hình thành và
    PTNL của SV. Trong khi đó, những nghiên cứu khoa học về ĐGKQHT trong
    GDĐH trong nước nhằm làm sáng tỏ về lý luận và góp phần giải quyết những
    vấn đề của thực tiễn trong bối cảnh đổi mới đào tạo theo tín chỉ hiện nay còn
    mỏng, phân tán và thiếu tính định hướng tập trung. Một số vấn đề sau đây
    chưa được nghiên cứu thấu đáo như: -Nghiên cứu bản chất, triết lý, tác động
    của đào tạo theo tín chỉ đến các yếu tố trong QTDHĐH; - Nghiên cứu tiếp cận
    tối ưu về dạy- học và ĐGKQHT trong đào tạo theo tín chỉ; - Nghiên cứu mô
    hình ĐGKQHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ vừa đáp ứng được nhu cầu
    phát triển năng lực người học và đảm bảo được thực chất kết quả đào tạo theo
    chuẩn đầu ra. 3

    1.4. Rõ ràng, đào tạo đại học với nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp
    ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh chuyển đổi sang học chế tín chỉ đã, đang
    và sẽ là xu hướng tất yếu trong lộ trình đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH ở
    Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận sư phạm có tính chất
    định hướng tổng quát về mô hình ĐGKQHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ
    qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo và ĐGKQHT của người học
    trong GDĐH là một trong những nội dung nghiên cứu có ý nghĩa cấp thiết.
    Cụ thể là: - Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tổng hợp các vấn
    đề lý luận chung về ĐG trong GDĐH nói chung và nêu bật được một số điểm
    cần quan tâm về ĐGKQHT trong đào tạo theo tín chỉ; từ đó đưa ra những nội
    dung lý luận cơ bản, cốt lõi, khẳng định và nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa quan
    trọng của việc xây dựng và áp dụng mô hình ĐGKQHT theo định hướng
    PTNL của SV;- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra mô
    hình ĐGKQHT môn học theo định hướng PTNL SV có thể áp dụng trong
    thực tiễn đào tạo theo tín chỉ ở đại học hiện nay.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất mô hình ĐGKQHT môn học theo định hướng PTNL SV trong
    đào tạo theo tín chỉ.
    3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học trong đào tạo theo tín chỉ.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động ĐGKQHT môn học của SV trong đào
    tạo theo tín chỉ.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    - Về khách thể khảo sát: SV đại học hệ chính quy tập trung trong đào tạo
    theo tín chỉ. 4

    - Về mẫu điều tra thực trạng:100 giảng viên đang giảng dạy và 500 SV
    đang học tập ở 06 trường đại học tổ chức đào tạo theo tín chỉ trong và ngoài
    Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
    - Về mẫu thực nghiệm (không đối chứng): tiến hành thực nghiệm qua một
    môn học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại học Khoa học
    Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
    - Về thời gian và địa bàn nghiên cứu thực tiễn: Từ tháng 01 năm 2010 đến
    tháng 12 năm 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    4. Giả thuyết khoa học
    Thực trạng ĐGKQHT MH của SV trong đào tạo theo tín chỉ ở nước ta còn
    tồn tại một số hạn chế về mục tiêu và nội dung ĐG; vì thế, nếu áp dụng mô
    hình ĐGKQHT- trong đó hoạt động ĐG được tích hợp vào quá trình giảng
    dạy và học tập thông qua các NVHT cụ thể theo định hướng PTNL SV sẽ góp
    phần nâng cao hiệu quả ĐGKQHT của SV nói riêng, chất lượng đào tạo đại
    học nói chung.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về ĐGKQHT của SV trong đào tạo theo
    tín chỉ;
    - Nghiên cứu thực trạng ĐGKQHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ ở
    một số trường đại học và phân tích nguyên nhân của thực trạng đó;
    - Nghiên cứu đề xuất mô hình ĐGKQHT môn học theo theo định hướng
    PTNL SV trong đào tạo theo tín chỉ;
    - Đánh giá tính khả thi của mô hình nêu trên thông qua xin ý kiến chuyên
    gia đồng thời với việc áp dụng mô hình này qua thực nghiệm trên môn học
    Đại cương Khoa học quản lý cho SV Khoa Giáo dục, Trường Đại học Khoa
    học Xã hội và Nhân văn- Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 5

    6. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp chỉ đạo nghiên cứu vấn đề trong đề tài là tiếp cận hệ thống-
    đồng bộ và tiếp cận cấu trúc- chức năng trong quá trình nghiên cứu lý luận
    cũng như nghiên cứu thực tiễn.
    Trong đề tài này áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu
    Nhóm phương pháp này được áp dụng nhằm xây dựng cơ sở lý luận của
    đề tài luận án, đặc biệt là xây dựng cơ sở lý luận của mô hình đánh giá kết
    quả học tập qua môn học theo định hướng phát triển năng lực SV trong đào
    tạo theo tín chỉ thông qua việc thu thập, phân tích, hệ thống hóa, tổng hợp tư
    liệu lý luận từ các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước; các
    văn bản quy định của ngành giáo dục; các tài liệu giáo khoa, bài báo, báo cáo
    khoa học, các tham luận trong các hội thảo khoa học có liên quan đến vấn
    đề nghiên cứu của đề tài. Trong đó sử dụng chủ yếu các biện pháp, kỹ thuật
    như: - Lập thư mục nghiên cứu theo chủ đề; - Hồi cứu các văn bản hành
    chính, pháp quy có liên quan đến giáo dục đại học và đào tạo theo tín chỉ; -
    Điển cứu các công trình khoa học, các bài báo khoa học trong và ngoài nước
    có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài; - Phân tích nội dung và đối
    chiếu qua đó làm rõ sự tương đồng, khác biệt trong nội dung thể hiện qua các
    tài liệu nghiên cứu, đặc biệt là trên cơ sở phân tích đối chiếu ấy để tìm ra sự
    phát triển về mặt lý luận của đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học
    cũng như những vấn đề lý luận còn bỏ ngõ; ưu điểm và một số hạn chế trong
    các văn bản pháp quy về đào tạo và đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở
    nước ta; và cuối cùng là, đề xuất mô hình đánh giá kết quả học tập qua môn
    học theo định hướng phát triển năng lực SV thích hợp trong đào tạo theo tín
    chỉ ở đại học hiện nay. 6

    6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Phương pháp điều tra (bằng bảng hỏi): dùng phiếu khảo sát để thăm
    dò ý kiến của SV, cán bộ quản lý và giảng viên đại học về một số nội dung có
    liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Trong đó tập trung vào các vấn đề
    sau:
    - Khảo sát thực trạng đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo
    theo tín chỉ thông qua ý kiến trả lời của giảng viên, cán bộ quản lý và sinh
    viên;
    - Khảo sát phản hồi của sinh viên qua môn học thực nghiệm về mô
    hình mô hình đánh giá kết quả học tập qua môn học theo định hướng phát
    triển năng lực SV.
    Phương pháp chuyên gia: Đây là một trong những phương pháp nghiên
    cứu bổ sung bằng cách ghi nhận ý kiến trao đổi, đóng góp của các nhà khoa
    học, cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy đại học có kinh nghiệm về một số
    khía cạnh có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung, hoàn
    chỉnh và củng cố thêm kết quả nghiên cứu của đề tài. Cụ thể là: - Xin ý kiến
    chuyên gia nhận định về thực trạng đánh giá kết quả học tập của SV trong đào
    tạo theo tín chỉ ở các trường đại học hiện nay; - Xin ý kiến chuyên gia về đề
    xuất những biện pháp đổi mới đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo
    theo tín chỉ hiện nay; - Xin ý kiến chuyên gia nhận định về tính khoa học và
    tính khả thi của mô hình đánh giá kết quả học tập qua môn học theo định
    hướng phát triển năng lực SV trong đào tạo theo tín chỉ.
    Phương pháp quan sát thực tế và nghiên cứu sản phẩm: thông qua dự
    giờ lớp học, quan sát các hoạt động KT ĐGKQHT của SV; tìm hiểu một số
    mẫu về nội dung, hình thức KT ĐGKQHT đang áp dụng, đề cương MH,
    KQHT của SV Kết quả tìm hiểu qua phương pháp này được dùng minh 7

    họa để làm rõ hơn về thực trạng đánh giá kết quả học tập của SV trong đào
    tạo theo tín chỉ hiện nay.
    6.3. Nhóm phương pháp thực nghiệm (không đối chứng)
    Phương pháp này được dùng trong quá trình đánh giá tính khả thi của
    mô hình ĐGKQHT môn học theo định hướng PTNL SV trong đào tạo theo
    tín chỉ. Do những điều kiện khách quan và chủ quan mà phương pháp này
    được thực hiện theo quy trình sau:
    - Thực nghiệm thăm dò qua môn học Lý luận giáo dục trên khách thể
    sinh viên năm 2 Khoa Giáo dục trong học kỳ 1 năm học 2010-2011tại trường
    Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí
    Minh. Mục đích chính của khảo nghiệm này là để xem xét sự tiếp nhận và
    phản ánh của SV, điều chỉnh về mặt nội dung mô hình đề xuất cũng như cách
    thức thực hiện trong quá trình khảo nghiệm.
    - Thực nghiệm chính thức (không đối chứng) qua môn học Đại cương
    Khoa học quản lý trên khách thể sinh viên năm 3 chuyên ngành Quản lý giáo
    dục, Khoa Giáo dục trong học kỳ 1 năm học 2011-2012 tại trường Đại học
    Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
    nhằm đánh giá tính khả thi của mô hình đề xuất.
    6.4. Nhóm phương pháp thống kê trong giáo dục
    Phương pháp này được thực hiện qua các khâu chủ yếu:
    (1) Thu thập dữ liệu (bằng các phương pháp như quan sát, điều tra, phỏng
    vấn, nghiên cứu tài liệu )
    (2) Phân loại và phân tích dữ liệu:
    - Đối với dữ liệu định lượng, dùng kỹ thuật phân tích thống kê: phương
    pháp này được sử dụng nhằm phân tích các dữ liệu định lượng (thu về từ các 8

    phiếu khảo sát, điểm số học tập của SV, kết quả thực nghiệm sư phạm )
    bằng phần mềm SPSS nhằm gia tăng độ tin cậy kết quả nghiên cứu của đề tài.
    - Đối với dữ liệu định tính, dùng kỹ thuật phân tích nội dung: Phương
    pháp này được sử dụng nhằm khai thác, xử lý nội dung thông tin định tính
    phục vụ yêu cầu nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp thông tin qua trao đổi, phỏng
    vấn và quan sát thực tế.
    (3) Trình bày, phân tích, nhận định và ĐG kết quả thu được dựa trên nguồn
    dữ liệu đã xử lý.
    Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài có kết hợp sử dụng thêm
    phương pháp phỏng vấn phi chính thức với giảng viên và SV để tìm hiểu kỹ
    hơn một số vấn đề có liên quan đến kết quả khảo sát thực trạng và thực
    nghiệm.
    7. Hướng tiếp cận và luận điểm bảo vệ của luận án
    7.1. Hướng tiếp cận của đề tài
    Đề tài nghiên cứu dựa trên một số hướng tiếp cận sau:
    - Tiếp cận đồng bộ hệ thống-cấu trúc của quá trình dạy học đại học
    (QTDHĐH) cho thấy chúng bao gồm nhiều yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ, tác
    động tương hỗ, cùng vận hành thông qua sự kết hợp giữa hoạt động giảng dạy
    và học tập nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đại học. Trong đó,
    ĐGKQHT của SV vừa là một khâu cơ bản, vừa là một hoạt động được thực
    hiện thường xuyên liên tục trong QTDHĐH. Vì vậy, một mặt ĐGKQHT
    không thể tách rời khỏi QTDHĐH, chúng có tác dụng vừa xác nhận, vừa thúc
    đẩy, điều chỉnh toàn bộ quá trình và kết quả dạy học; mặt khác, ĐGKQHT
    cần trở thành một hoạt động được thực hiện dựa trên mô hình ĐG thích hợp
    trên cơ sở tham khảo loại mô hình lập kế hoạch và đánh giá chương trình
    trong giáo dục đại học (Logic Models) [117]. 9

    - Tiếp cận chức năng của hoạt động ĐGKQHT cho thấy chúng không
    chỉ có tác dụng xác nhận kết quả, điều chỉnh việc dạy và học mà còn có ảnh
    hưởng nhất định đến các yếu tố khác trong quá trình dạy học. Có thể khẳng
    định rằng, những yếu tố khác trong quá trình dạy học đại học sẽ bị ảnh hưởng
    về mặt chức năng theo các chiều hướng khác nhau nếu trong quá trình đó có
    sự thay đổi về KT- ĐG. Vì vậy, để ĐGKQHT thật sự thể hiện đúng chức năng
    của nó, đáp ứng được mục tiêu học tập và giảng dạy nói riêng, mục tiêu đào
    tạo nói chung thì việc xác định các yếu tố cơ bản, mối liên hệ tác động qua lại
    và chức năng của chúng trong mô hình ĐGKQHT (bao hàm cả việc xác định
    khung lý thuyết của ĐGKQHT, xây dựng chuẩn ĐG, xác lập quy trình và
    công cụ ĐG) là yêu cầu có tính chất bắt buộc.
    - Tiếp cận từ thực tiễn đào tạo theo tín chỉ hiện nay cho thấy đây là một
    trong những hệ thống đào tạo tiên tiến, được áp dụng nhiều ở các nước và
    đang triển khai áp dụng ở các trường Đại học tại Việt Nam. Đào tạo theo tín
    chỉ có tính linh hoạt và thích ứng cao; hướng đến mục tiêu cá thể hóa hoạt
    động học tập của người học- giúp họ có thể học theo năng lực và điều kiện
    của riêng mình. Điều này đòi hỏi trong quá trình đào tạo phải phát huy được
    tính chủ động của người học; giúp người học biết cách học để có thể tự học
    và tự ĐG sự tiến bộ và phát triển về năng lực của mình trong quá trình học
    tập. Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống đào tạo này thì hoạt động
    ĐGKQHT phải đáp ứng được yêu cầu ĐG theo định hướng PTNL SV.
    7.2. Luận điểm bảo vệ của đề tài luận án
    - Chất lượng của chương trình đào tạo trước hết được phản ánh, kiểm soát
    và ĐG qua KQHT MH của SV;
    - ĐGKQHT cần được xem như là một trong những công cụ dạy-học đặc
    thù được tích hợp và thực hiện thường xuyên, linh hoạt trong quá trình dạy
    học đại học dưới dạng các nhiệm vụ học tập của SV; 10

    - Hoạt động ĐGKQHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ sẽ đạt hiệu quả
    cao hơn khi áp dụng mô hình ĐG theo định hướng PTNL của SV.
    8. Đóng góp mới của đề tài
    - Về lý luận: Đề tài đưa ra hệ thống lý luận của mô hình ĐGKQHT theo
    định hướng PTNL của SV trong đào tạo theo tín chỉ, trong đó xác định rõ cơ
    sở lý thuyết của mô hình ĐGKQHT theo định hướng PTNL của SV; đặc điểm
    bản chất; cấu trúc; cơ chế và các giải pháp vận hành mô hình này trong quá
    trình tổ chức dạy học và ĐGKQHT môn học của SV.
    - Về thực tiễn: Khẳng định được tính hiệu quả của các giải pháp vận hành
    mô hình và tính khả thi của mô hình ĐGKQHT theo định hướng PTNL của
    SV trong đào tạo theo tín chỉ.
    9. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận- khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
    và phần phụ lục, luận án được cấu trúc thành 3 chương, bao gồm: Chương 1:
    Cơ sở lý luận về mô hình ĐGKQHT của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ;
    Chương 2: Thực tiễn ĐGKQHT môn học của SV trong đào tạo theo tín chỉ
    hiện nay; Chương 3: Đề xuất và đánh giá tính khả thi của mô hình ĐGKQHT
    môn học theo định hướng PTNL SV trong đào tạo theo tín chỉ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...