Luận Văn Mô hình Cơ sở dữ liệu phân tán và ứng dụng vào hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về Kinh tế-Xã hội

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mô hình Cơ sở dữ liệu phân tán và ứng dụng vào hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về Kinh tế-Xã hội

    Bước sang thế kỷ 21, nhân loại đã chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin. Với mạng Internet tốc độ cao ngày càng được mở rộng trên toàn thế giới, với việc ứng dụng Công nghệ thông tin ngày càng sâu hơn trong nhiều lĩnh vực, nhu cầu và khả năng kết nối, chia sẻ thông tin của con người đang trở nên lớn hơn bao giờ hết. Để không bị tụt hậu lại phía sau, mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế xã hội đều nhận thức được vai trò quan trọng không thể thiếu của công nghệ thông tin trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, tổ chức mình. Tuy nhiên vấn đề khó khăn đặt ra ở đây là khối lượng công việc cần thực hiện ngày càng lớn, lượng dữ liệu cần lưu trữ và các thao tác xử lý chúng ngày càng tăng trong khi do các đặc điểm về qui mô, tổ chức và nghiệp vụ, các kho dữ liệu lại được phân bố trải rộng ở nhiều nơi khác nhau, sử dụng những công nghệ khác nhau, khả năng liên kết là rất hạn chế. Trong những trường hợp như vậy, các tổ chức phải tiến hành xây dựng các ứng dụng trên hệ cơ sở dữ liệu phân tán. Công nghệ phân tán đã được nghiên cứu khá lâu và ngày càng trở nên ổn định, hoàn thiện hơn. Nó cung cấp khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu gần như không có giới hạn, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng mở rộng của hệ thống, tăng tính tin cậy và tính sẵn sàng cho người sử dụng.
    Ở Việt Nam, việc ứng dụng Công nghệ thông tin nói chung và cơ sở dữ liệu phân tán nói riêng vẫn còn hạn chế, lý do chủ yếu có thể là do hạ tầng mạng, công nghệ của Việt Nam còn chưa thực sự phát triển. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây tình hình đã được cải thiện rất tích cực. Trong khối các cơ quan Nhà nước, Chính phủ cũng thể hiện quyết tâm rất cao về việc tin học hóa công tác quản lý, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường trao đổi và chia sẻ thông tin, giúp nâng cao hiệu quả điều hành, tiết kiệm chi phí, từng bước tiến đến mục tiêu Chính phủ điện tử.
    Nằm trong khuôn khổ của chương trình hỗ trợ kĩ thuật của Ủy ban Châu Âu cho Việt Nam, dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Kinh tế-Xã hội đã và đang được triển khai tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm lưu trữ các thông tin, dữ liệu, các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội quốc gia qua các năm, phục vụ cho quá trình điều hành của Chính phủ cũng như công tác dự báo, lập kế hoạch định hướng phát triển đất nước.
    Đồ án gồm 5 chương như sau:
    Chương I: Tổng quan về hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về Kinh tế-Xã hội
    Chương này trình bày chung về hệ thống cần xây dựng, các mục tiêu, yêu cầu của hệ thống, và đưa ra mô hình tổng thể cho hệ thống
    Chương II: Lý thuyết cơ sở dữ liệu phân tán
    Chương này trình bày những lý thuyết về hệ cơ sở dữ liệu phân tán, bao gồm khái niệm, đặc trưng, ưu, nhược điểm, các kiến trúc cơ bản, cũng như các vấn đề liên quan khi thiết kế hệ cơ sở dữ liệu phân tán
    Chương III: Phân tích hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về Kinh tế-Xã hội
    Chương này trình bày về các mô hình chức năng của hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về Kinh tế-Xã hội
    Chương IV: Thiết kế hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về Kinh tế-Xã hội
    Chương này trình bày về thiết kế chi tiết các bảng trong cơ sở dữ liệu quốc gia về Kinh tế-Xã hội
    Chương V: Xây dựng ứng dụng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...