Thạc Sĩ Mô hình chuỗi thời gian phi tuyến (STAR) trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 15/7/14
    Last edited by a moderator: 3/8/14
    Đề tài luận án: Mô hình chuỗi thời gian phi tuyến (STAR) trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam

    Luận án vận dụng mô hình chuỗi thời gian phi tuyến STAR (hồi quy chuyển tiếp trơn) vào phân tích một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, cụ thể quan tâm đến hai biến vĩ mô chính: lạm phát và cung tiền trong giai đoạn từ 2000-2011, mô hình này cho phép xử lý trực tiếp mối quan hệ phi tuyến giữa các biến số kinh tế, do đó có thể đưa ra các kết quả một cách chính xác hơn.
    Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
    1. Việc theo đuổi tăng trưởng nóng được phản ảnh bởi mức chênh sản lượng thực tế so với sản lượng tiềm năng cao (GDP-gap cao) có tác động đáng kể tới lạm phát hiện tại. Như kết quả thực nghiệm cho thấy, khi tốc độ tăng trưởng của mức chênh sản lượng ít hơn 3,38% lạm phát được duy mức độ ổn định và kích thích tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi tốc độ tăng của khoảng chênh sản lượng vượt ngưỡng 3,38% thì nguy cơ lạm phát sẽ quay trở lại. Do đó, Chính phủ cần duy trì, đưa ra mục tiêu tăng trưởng vừa phải, không chạy theo số lượng hay tăng trưởng.

    2. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra lạm phát trong quá khứ có ảnh hưởng đến lạm phát hiện tại. Theo kết quả từ mô hình cho thấy đây là một yếu tố tác động mạnh nhất lạm phát hiện tại. Vì vậy, với các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ cần có biện pháp để người tiêu dùng thay đổi lạm phát kỳ vọng, qua đó dần lấy lại niềm tin của công chúng về một môi trường giá cả ổn định hơn. Điều này, cũng ngụ ý rằng bên cạnh những công cụ kinh tế có thể trông thấy được thì Chính phủ cũng nên chú ý những yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát.

    3. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mức giá cả thế giới tăng lên làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất, đẩy giá hàng tiêu dùng trong nước tăng theo. Theo kết quả từ mô hình cho thấy quá trình ảnh hưởng từ mức giá thế giới đến giá cả tiêu dùng trong nước xảy ra nhanh và mức độ chênh lệch khá cao. Điều này có thể suy rộng ra vấn đề quản lý, công nghệ ở khu vực sản xuất chắc chắn là một yếu điểm, hay cũng đồng nghĩa một mô hình sản xuất bất hợp lý dựa nhiều vốn, tài nguyên nhưng chi phí cao (kém hiệu quả) ngay từ các doanh nghiệp, mà trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Vì thế, Chính phủ nên chú trọng đến giải pháp tăng cường công nghệ, kỹ thuật nhằm nâng cao sự đóng góp của các yếu tố năng suất tổng hợp vào kết quả tăng trưởng.

    4. Khi lạm phát thấp hơn ngưỡng cận trên 5,89% thì hàm cầu tiền sẽ ổn định và lạm phát là nhân tố kích thích tăng trưởng. Ngược lại, khi lạm phát cao hơn ngưỡng cận trên 5,89% thì hàm cầu tiền sẽ biến động, lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Do vậy, khuyến nghị việc điều hành chính sách tiền tệ nên hướng vào mục tiêu duy trì lạm phát thấp hơn ngưỡng cận trên này.
    5. Hiện chi phí đẩy là nguyên nhân quan trọng của lạm phát ở Việt Nam, do đó việc tiết kiệm là cơ sở quan trọng để giảm giá thành sản phẩm, qua đó giảm lạm phát.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...