Tiến Sĩ Mô hình câu hỏi dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn trung học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Để thực hiện định hướng đổi mới giáo dục của Nghị quyết số 29-
    NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
    Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cần tiếp tục đổi mới mạnh
    mẽ phương pháp dạy và học, trong đó coi trọng phát huy cao nhất tính tích
    cực, chủ động của HS trong học tập, giúp HS trở thành chủ thể trong việc
    tiếp nhận tri thức và có năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng học được
    vào thực tiễn đời sống.
    1.2. Trong dạy học, câu hỏi là một công cụ cơ bản, quan trọng. Đặt
    được câu hỏi là nêu ra được vấn đề, kích thích tư duy phải suy nghĩ, tìm
    tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề. Do đó câu hỏi được coi như một công
    cụ học tập tích cực, một mục tiêu cần hướng tới của chương trình giáo dục
    phát triển năng lực. Để đạt được điều này, yêu cầu đặt ra là không chỉ biết đặt
    câu hỏi mà câu hỏi cần đặt đúng, trúng, tiếp cận được bản chất của vấn đề.
    1.3. Việc xây dựng câu hỏi như thế nào trong quá trình tổ chức dạy
    học môn Ngữ văn cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ở phân môn văn
    học, một trong những yêu cầu là cần hướng dẫn HS tiếp nhận được các văn
    bản theo đặc trưng thể loại. Do đó, cần có những câu hỏi hướng đến những
    yếu tố trọng tâm trong mỗi thể loại mà bắt buộc phải đề cập tới trong dạy
    học đọc hiểu văn bản. Để nhận ra đâu là những câu hỏi nòng cốt trong dạy
    học đọc hiểu từng kiểu loại văn bản, để tổ chức và triển khai hệ thống câu
    hỏi đó trong quá trình dạy học không phải là dễ dàng. Mặc dù từ giáo trình
    dành cho sinh viên các trường sư phạm đến các tài liệu hướng dẫn giảng dạy
    đều đã bàn về vấn đề này nhưng trên thực tế, GV vẫn còn nhiều băn khoăn,
    lúng túng khi thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu.
    1.4. Với văn bản nghị luận, phần lớn GV và HS gặp khó khăn trong
    việc dạy và học theo yêu cầu đọc hiểu. Các bài đọc hiểu văn bản nghị luận
    trong SGK Ngữ văn nhìn chung chưa thống nhất được mô hình câu hỏi
    nhằm hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Trong khi rất cần một số câu hỏi cốt yếu
    nhất, lặp đi lặp lại trong nhiều bài để định hướng cho người dạy cũng như
    người học biết tìm ra cái hay cái đẹp của văn nghị luận theo đặc trưng của
    thể loại này.
    1.5. Trong quá trình chỉ đạo chuyên môn, chúng tôi nhận thấy giờ
    học Ngữ văn sẽ thành công hơn khi người GV làm chủ và tổ chức nội
    dung bài học qua hệ thống câu hỏi khoa học, hợp lí, HS chỉ thực sự phát 2
    huy tư duy khi tham gia nêu câu hỏi, tranh biện, trả lời được các câu hỏi
    của GV thông qua các hoạt động học tập. Vấn đề là làm thế nào để xây
    dựng được hệ thống câu hỏi tốt, phù hợp với nội dung bài học, đặc biệt
    trong dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại?
    Vì những lí do trên, chúng tôi chọn “Mô hình câu hỏi dạy học đọc
    hiểu văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn trung học” làm đề tài
    nghiên cứu của mình.
    2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    Qua nghiên cứu về câu hỏi dạy học đọc hiểu văn bản trong một số tài
    liệu nước ngoài, có thể thấy rằng câu hỏi có ý nghĩa quan trọng, nó giúp
    HS nhận biết, ghi nhớ các thông tin từ văn bản, nó là công cụ dẫn dắt HS
    trong quá trình nhận thức về văn bản; đặt câu hỏi được coi là một trong
    những thủ thuật giúp hình thành, phát triển kĩ năng đọc hiểu. Ở Việt Nam,
    các tài liệu đã đề cập đến khái niệm, yêu cầu, nguyên tắc xây dựng và cách
    phân loại câu hỏi đọc hiểu, tuy chưa toàn diện và có tính hệ thống để có
    thể giúp việc thiết kế, sử dụng câu hỏi đọc hiểu văn bản trên thực tế đạt
    hiệu quả. Về vấn đề câu hỏi dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận, các tài
    liệu ở nước ngoài chú ý tích hợp kĩ năng nghe, nói, viết trong câu hỏi đọc
    hiểu; câu hỏi bám sát các đặc điểm của thể văn nghị luận và yêu cầu chủ
    yếu ở mức độ vận dụng gắn với các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
    Ở Việt Nam, hiện chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu về câu hỏi
    và mô hình câu hỏi dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Luận án nhằm hướng tới xây dựng mô hình câu hỏi dạy học đọc hiểu
    văn bản nghị luận và vận dụng mô hình trong quá trình dạy học, giúp GV có
    định hướng cần thiết trong việc thiết kế các câu hỏi để hướng dẫn HS đọc
    hiểu văn bản nghị luận một cách chủ động, sáng tạo, từng bước nâng cao
    năng lực đọc hiểu văn bản, góp phần thực hiện mục tiêu dạy Văn là dạy
    phương pháp đọc, để học tập suốt đời.
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    4.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình dạy học đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn
    trung học.
    4.2. Đối tượng nghiên cứu
    Câu hỏi được sử dụng trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản
    nghị luận. 3

    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp hồi cứu, khảo sát tư liệu
    5.2. Phương pháp chuyên gia
    5.3. Phương pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát thực tiễn
    5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    Trong quá trình tìm kiếm luận cứ và tổ chức luận cứ để chứng minh
    giả thuyết khoa học, chúng tôi đã sử dụng phối hợp và linh hoạt các
    phương pháp trên với một số phương pháp đặc thù khác như: phương pháp
    phân tích Ngữ văn, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh loại hình,
    bởi vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ, lô gic.
    6. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở của đề tài gồm các vấn đề lí luận về dạy học đọc
    hiểu văn bản, về xây dựng hệ thống câu hỏi và mô hình câu hỏi dạy học
    đọc hiểu.
    - Nghiên cứu vấn đề câu hỏi dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận trong
    chương trình, SGK Ngữ văn trung học ở Việt Nam; tìm hiểu một số nét về
    câu hỏi dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận trong chương trình, SGK một
    số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc đề xuất
    mô hình câu hỏi dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận trong môn Ngữ văn.
    - Đề xuất mục tiêu, nguyên tắc xây dựng các mô hình khái quát và cụ
    thể; triển khai mô hình vào việc tổ chức tiến trình dạy học, kiểm tra đánh
    giá năng lực đọc hiểu của HS và bước đầu đề xuất điều chỉnh hệ thống câu
    hỏi hướng dẫn đọc hiểu trong SGK.
    - Thử nghiệm mô hình câu hỏi trong xây dựng giáo án và tổ chức giờ
    dạy đọc hiểu một số văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn trung học
    6.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án không đi sâu nghiên cứu về mô hình cấu trúc câu hỏi (kết cấu
    hình thức của câu hỏi) mà tập trung nghiên cứu mô hình hệ thống câu hỏi
    (gọi tắt là mô hình câu hỏi) được sử dụng trong quá trình dạy học đọc hiểu
    các văn bản thuộc thể loại nghị luận. Câu hỏi dạy học đọc hiểu được gọi tắt
    là câu hỏi đọc hiểu.
    7. Giả thuyết khoa học của đề tài Nếu xây dựng được mô hình câu hỏi dạy học đọc hiểu văn bản nghị
    luận thì sẽ giúp GV có những căn cứ và định hướng để thiết kế hệ thống
    câu hỏi cụ thể, đồng thời tổ chức tốt quá trình dạy học, nhằm hướng dẫn
    HS biết cách đọc hiểu văn bản theo đúng đặc trưng của thể văn này, góp
    phần thực hiện tốt mục tiêu dạy học Ngữ văn.
    8. Đóng góp mới của luận án
    8.1. Về lí luận
    - Xây dựng các khái niệm: câu hỏi đọc hiểu, mô hình câu hỏi dạy học
    đọc hiểu.
    - Xác định mục tiêu, các tính chất và nguyên tắc xây dựng mô hình
    câu hỏi dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận.
    - Đề xuất mô hình câu hỏi đọc hiểu văn bản nghị luận và định hướng
    vận dụng câu hỏi dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại.
    8.2. Về thực tiễn
    - Một số mô hình câu hỏi dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận được
    đề xuất định hướng cho GV cách khai thác các yếu tố cốt lõi của văn bản
    nghị luận, từ đó giúp HS hiểu được cái hay cái đẹp của các văn bản nghị
    luận và biết cách đọc loại văn bản này.
    - Định hướng cho GV trong việc xây dựng, triển khai hệ thống câu
    hỏi dạy học đọc hiểu các văn bản cụ thể trong chương trình Ngữ văn trung
    học, biết thiết kế hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu những văn bản nghị
    luận ngoài chương trình, SGK góp phần thực hiện tốt mục tiêu hình thành,
    phát triển năng lực đọc viết cho HS.
    - Đóng góp vào việc xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra đọc hiểu
    văn bản và việc biên soạn các tài liệu dạy học như SGK, SGV,
    9. Bố cục của luận án
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Danh mục tài liệu tham
    khảo, Luận án gồm ba chương với nội dung như sau:
    Chương 1. Cơ sở của việc xây dựng mô hình câu hỏi dạy học đọc
    hiểu văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn trung học
    Chương 2. Xây dựng và triển khai mô hình câu hỏi dạy học đọc
    hiểu văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn trung học
    Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...