Luận Văn Mô hình cân bằng và ứng dụng trong phân tích chính sách

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mô hình cân bằng và ứng dụng trong phân tích chính sách
    LỜI MỞ ĐẦU


    Đề án môn học là một phương thức hữu hiệu giúp sinh viên có thể hình thành tư duy nghiên cứu khoa học, tạo lập cơ sở ban đầu về lý luận chuyên sâu về chuyên ngành học của sinh viên.
    Là một sinh viên được đào tạo theo chuyên ngành toán kinh tế, thực hiện đề án môn học là cơ hội tốt để củng cố kiến thức, xây dựng tư duy nghiên cứu và trình bày lý luận về môn học chuyên ngành toán kinh tế.
    Như đã biết, trong thực tế mỗi quốc gia đều hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định. Chính phủ cùng với các chính sách đã góp phần quan trọng trong việc điều tiết hoạt động của nền kinh tế thị trường. Vậy cơ chế tác động của những chính sách này đến nền kinh tế như thế nào? Hiệu quả ra sao? Để nghiên cứu, tiếp cận một cách logic trước hết cần hiểu và nắm vững các khái niệm quan trọng, từ đó vận dụng phân tích các mô hình kinh tế. Một trong số các mô hình kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong phân tích kinh tế là mô hình cân bằng thị trường riêng, và mô hình cân bằng vĩ mô. Với vai trò và ý nghĩa thực tiễn như vậy tôi xin lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Mô hình cân bằng và ứng dụng trong phân tích chính sách” nhằm giải quyết hai vấn đề chính là: cân bằng thị trường và tác động của các công cụ điều tiết đối với thị trường.
    Do điều kiện về thời gian cũng như khả năng nhận thức của bản thân nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô giáo và các bạn!
    Một số khái niệm cơ bản và phân loại mô hình cân bằng


    *Mô hình cân bằng kinh tế.

    Trước hết cần hiểu thế nào là trạng thái cân bằng của hệ thống? Đó là trạng thái mà trong đó mối quan hệ giữa các yếu tố được xác lập sao cho giá trị của biến tương ứng hoàn toàn xác định và chúng chỉ thay đổi giá trị khi chịu tác động của các yếu tố bên ngoài hệ thống. Hay nói cách khác, trạng thái cân bằng của hệ thống là trạng thái mà với các giá trị của các biến ngoại sinh, của tham số cho trước, giá trị của biến nội sinh được xác định và không đổi theo thời gian.
     
Đang tải...