Tài liệu Mô hình bảo hiểm tiền gửi trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Bảo hiểm tiền gửi và các đặc trưng của bảo hiểm tiền gửi
    Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đã xuất hiện
    từ rất lâu trên thế giới. Từ năm 1829 hoạt động BHTG công khai được thực hiện tại Mĩ nhằm phòng ngừa sự đổ vỡ mang tính chất định kì của ngân hàng vào thế kỉ XIX. Nhưng đến năm 1933, cơ quan BHTG công khai của nhà nước ở Mĩ mới ra đời (FDIC) nhằm củng cố lòng tin của nhân dân vào hệ thống ngân hàng, bảo vệ người gửi tiền. Từ đó cho đến nay, các quốc gia trên thế giới cũng lần lượt cho ra đời các tổ chức BHTG nhằm bảo vệ người gửi tiền trước nguy cơ phá sản của các tổ chức tài chính, đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng và hạn chế các cuộc khủng hoảng tài chính. Vậy BHTG là gì? Có thể hiểu BHTG là loại hình bảo hiểm với những đặc điểm riêng so với các loại hình bảo hiểm khác? Hiện nay, pháp luật của các nước thường không đưa ra khái niệm về BHTG nói chung mà chỉ xác định mục tiêu, mô hình BHTG, liệt kê các hoạt động của tổ chức BHTG. Tuy nhiên, một định nghĩa cụ thể, rõ ràng về BHTG là hết sức cần thiết đối với công chúng gửi tiền, tạo sự ổn định về thanh toán bảo hiểm và tạo điều kiện cho việc xử lí các tranh chấp phát sinh liên quan đến tiền gửi. Theo quan điểm
    của một số nhà nghiên cứu thì BHTG được





    pháp lí cho các khoản gốc (và thường cả lãi) của các khoản tiền gửi”,(1) hay “BHTG là chính sách bảo đảm tất cả hoặc một phần tiền gửi cùng lãi nhập gốc trên tài khoản tiền gửi sẽ được thanh toán cho người gửi tiền khi ngân hàng nhận tiền gửi bị phá sản hay mất khả năng thanh toán”.(2)
    Vậy BHTG là loại hình bảo hiểm, theo đó bảo đảm nghĩa vụ chi trả trong tương lai các khoản tiền gửi cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG khi các tổ chức này gặp rủi ro dẫn đến tình trạng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bị buộc giải thể hoặc phá sản.
    BHTG có thể được thực hiện trong phạm vi hạn chế (các khoản tiền gửi được bảo hiểm đến một giới hạn nhất định)(3) hoặc được bảo
    hiểm hoàn toàn (mọi người gửi tiền và tất cả các khoản tiền gửi đều được bảo hiểm)(4) phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước, trong từng giai đoạn khác nhau. Ví dụ, vào thời kì nền kinh tế ổn định, thị trường tài chính phát triển, các quốc gia thường áp
    dụng cơ chế bảo hiểm có giới hạn các khoản tiền gửi nhằm củng cố lòng tin của công chúng vào hệ thống tài chính, duy trì sự ổn định hoạt động của hệ thống này. Khi nền kinh tế bị khủng hoảng các quốc gia lại áp dụng cơ chế bảo hiểm hoàn toàn nhằm ngăn
    chặn một cách hữu hiệu hiện tượng rút tiền

    hiểu là: “Một cơ chế có giới hạn nhưng

    chính thức cung cấp sự bảo đảm mang tính

    * Giảng viên Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội



    đồng loạt, bởi lẽ người gửi tiền trong trường hợp này hoàn toàn tin tưởng rằng BHTG sẽ bảo vệ quyền lợi của họ một cách triệt để khi ngân hàng nào đó bị đổ vỡ.
    BHTG thực hiện nhằm mục đích bảo vệ người gửi tiền, trong đó đặc biệt chú trọng tới người gửi tiền “nhỏ”, thường là những người bị hạn chế nhất định trong việc tiếp cận và khả năng phân tích thông tin của tổ chức nhận tiền gửi. Những người này thường “nhạy cảm” và dễ bị “tổn thương”, bị tác động nhiều hơn bởi những thông tin xấu, những đồn đại thất thiệt về ngân hàng so với những người gửi tiền khác như các tổ chức kinh doanh, các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Vì sự lo lắng của họ nhiều lúc vô căn cứ, dựa trên các nguồn thông tin không chính xác cho nên có thể dẫn đến hành động rút tiền đồng loạt gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của ngân hàng. Ở Việt Nam, hiện tượng rút tiền ồ ạt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu vào tháng 10/2003 là minh chứng điển hình.
    Ngoài ra, người gửi tiền được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình kể cả khi họ gửi tiền ở các tổ chức khác (chứ không phải chỉ ở ngân hàng), ví dụ, gửi ở các tổ chức bảo hiểm nhân thọ, các tổ chức nhận uỷ thác đầu tư trên thị trường chứng khoán, các TCTD phi ngân hàng. Họ luôn có quyền được cung cấp các thông tin kịp thời, đầy đủ về cơ chế chính sách liên quan đến bảo vệ người gửi tiền.
    Bên cạnh mục đích nêu trên, hoạt động BHTG còn tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ, mới thành lập có thể cạnh tranh được với các ngân hàng lớn; tăng cường tiết kiệm



    và khuyến khích tăng trưởng kinh tế; xác định mức độ can thiệp của Chính phủ đối với các thiệt hại xảy ra khi một ngân hàng hoặc các ngân hàng bị đổ bể.(5)
    Vậy BHTG là loại nghiệp vụ bảo hiểm phi thương mại. Đây là hoạt động không nhằm mục tiêu sinh lời mà thực hiện những mục tiêu xã hội, vì lợi ích của cộng đồng. Điều này phân biệt với các loại hình bảo hiểm khác hoạt động theo luật kinh doanh bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản .
    BHTG trên thực tế có thể được thực hiện một cách công khai hoặc ngầm, tuy nhiên BHTG công khai sẽ hữu ích hơn đối với người gửi tiền, vì mô hình này được luật pháp điều chỉnh, thường gắn với trách nhiệm của tổ chức tài chính nhà nước (tổ chức thay mặt Nhà nước bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền), lợi ích của người gửi tiền được bảo đảm bằng những thông tin minh bạch và dịch vụ tư vấn của hệ thống BHTG, nhờ đó mà người gửi tiền biết cách sử dụng tiền một cách hiệu quả nhất, kể cả khi tổ chức tham gia BHTG bị lâm vào tình trạng phá sản họ cũng không bị “mất trắng” số tiền gửi của mình. Thêm vào đó, hệ thống BHTG công khai giúp cảnh báo sớm về những “trục trặc” trong hoạt động và liên quan đến khả năng tài chính của các tổ chức nhận tiền gửi, thông qua đó giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Nhờ có chức năng giám sát an toàn hệ thống mà hoạt động BHTG công khai thông qua tổ chức tài chính nhà nước có những ưu điểm nhất định so với bảo hiểm của các quỹ BHTG. Các quỹ này chỉ thực hiện chức năng chi tiền mặt cho người gửi tiền sau khi tổ chức nhận tiền gửi bị phá sản.



    Trong khi đó, bảo hiểm của tổ chức tài chính nhà nước không chỉ thực hiện chức năng đó mà còn nhằm ngăn chặn sự phát triển của các khoản nợ xấu, nợ khó đòi, hạn chế những rủi ro tiềm ẩn dẫn đến sự đổ vỡ của các ngân hàng thông qua hoạt động không chỉ giám sát mà còn cả hoạt động hỗ trợ tài chính dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, mua lại nợ cho các ngân hàng trước khi lâm vào tình trạng phá sản.
    Chủ thể tham gia BHTG chỉ có thể là tổ chức tài chính có nhận tiền gửi của công chúng dưới các hình thức nhất định. Với hệ thống BHTG công khai thì sự tham gia của các tổ chức này là bắt buộc nhằm tạo sân chơi bình đẳng giữa các tổ chức này, tạo nguồn vốn hoạt động cho tổ chức BHTG. Bên cạnh đó rủi ro sẽ được phân bổ cho các đối tượng đa dạng, tránh tình trạng chỉ có ngân hàng, TCTD yếu kém mới mua bảo hiểm còn những ngân hàng, TCTD hoạt động tốt thì không mua bảo hiểm. Trên cơ sở đó làm giảm mức độ rủi ro của bản thân tổ chức BHTG và gánh nặng của Chính phủ trong việc hỗ trợ tài chính chi trả bảo hiểm. Ở điểm này ta thấy BHTG khác với loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm xã hội (có thể bắt buộc và có thể tự nguyện) hoặc như loại hình bảo hiểm theo luật kinh doanh bảo hiểm (tham gia hoàn toàn do ý chí các bên).
    Phí BHTG là khoản phí do pháp luật quy định. Các bên tham gia quan hệ BHTG không thể thoả thuận về mức phí như các loại hình bảo hiểm khác. Các hệ thống BHTG trên thế giới thường áp dụng một trong hai loại phí bảo hiểm là phí đồng hạng hoặc phí căn cứ vào mức độ rủi ro của từng



    ngân hàng. Các nước khi mới thành lập hệ thống BHTG thường áp dụng mức phí bảo hiểm đồng hạng để dễ thực hiện và quản lí. Tuy nhiên, chế độ phí này không đề cập mức độ rủi ro của từng ngân hàng đối với hệ thống nên không đảm bảo tính công bằng, dễ gây những phản ứng từ phía các ngân hàng “mạnh”, có quy mô và uy tín lớn trên thị trường. Do vậy, xu hướng những năm 90 của thế kỉ XX trở lại đây, các nước chuyển đổi sang chế độ tính phí theo mức độ rủi ro. Theo cách tính phí này, cơ sở để xác định tỉ lệ phí BHTG là kết quả phân loại tổ chức tham gia BHTG. Ngân hàng nào hoạt động với mức độ rủi ro lớn sẽ phải chịu tỉ lệ phí BHTG cao, ngược lại ngân hàng nào hoạt động tốt, rủi ro thấp sẽ được áp dụng tính phí thấp và còn có thể được miễn phí. Việc tính phí bảo hiểm theo mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG tạo ra cơ chế đối xử bình đẳng giữa các tổ chức này và thể hiện xu thế thị trường trong hoạt động BHTG. Bên cạnh đó, nó còn góp phần hạn
    chế rủi ro đạo đức(6) phát sinh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...