Luận Văn Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam: thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam: thực trạng và giải pháp
    Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng được nghe câu chuyện về thành công của các doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc khi quốc gia này tham gia vào sân chơi lớn WTO. Sau 8 năm hoạt động ở Hàn Quốc, tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-Mart đã tuyên bố rút lui khỏi thị trường này bằng cách bán hết các cơ sở của mình cho tập đoàn bán lẻ nội địa Shinsegae với giá gần 900 triệu USD. Trước đó khoảng một tháng, tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai thế giới là Carrefour của Pháp cũng gây nên một cơn “địa chấn” tương tự khi bán lại hệ thống cửa hàng ở Hàn Quốc với giá gần 2 tỉ USD. Giải thích cho quyết định rút lui khỏi thị trường Hàn Quốc, cả Carrefour và Wal-Mart đều nói rằng đó là do chiến lược tập trung cho thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, theo giới phân tích, lý do chính là cả hai gã khổng lồ này đã thất bại trong việc cạnh tranh với các nhà bán lẻ nội địa vốn có khả năng xoay trở nhanh và hiểu rõ thị hiếu tiêu dùng của người dân Hàn Quốc. Sau 8 năm thâm nhập thị trường Hàn Quốc, Wal-Mart mới chỉ chiếm được 4% thị phần, tính riêng năm 2005, doanh thu của Wal-Mart tại thị trường Hàn Quốc chỉ đạt khoảng 800 triệu USD, thua lỗ đến 10 triệu USD. Khi bắt đầu hoạt động tại thị trường Hàn Quốc, cả Carrefour và Wal-Mart đều làm dấy lên làn sóng lo ngại trong các nhà phân phối hàng hóa nội địa. Họ cho rằng với kinh nghiệm quản lý của một tập đoàn đa quốc gia và có vốn lớn, chẳng mấy chốc hai đại gia này sẽ “thôn tính” và thao túng thị trường bán lẻ Hàn Quốc như đã từng làm ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thế nhưng, thực tế xảy ra hoàn toàn ngược lại.
    Liệu một kịch bản tương tự có được lặp lại tại Việt Nam, khi mà theo cam kết gia nhập WTO, ngày 1/1/2009 vừa qua Việt Nam đã chính thức mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Theo đó mọi hạn chế về tỷ lệ vốn góp và hình thức hoạt động kinh doanh bán lẻ của các nhà đầu tư nước ngoài đã được dỡ bỏ. Đây được xem là một bước đi cần thiết trong tiến trình hội nhập của nước ta. Tuy nhiên, mở cửa sẽ đồng nghĩa với sự tham gia mạnh mẽ của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới vào thị trường trong nước. Trước các đối thủ giàu cả về tiềm lực tài chính lẫn kinh nghiệm, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để không bị thua ngay trên “sân nhà”? Đây là một câu hỏi mang tính thời sự, thu hút sự quan tâm không chỉ của các cơ quan chức năng, cộng đồng các doanh nghiệp mà cả đông đảo người tiêu dùng. Bởi lẽ khi mở cửa thị trường, hơn ai hết người tiêu dùng chính là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
    Kết cấu đề tài:
    Chương 1: Lý luận chung về bán lẻ và giới thiệu về thị trường bán lẻ Việt Nam
    Chương 2: Thực trạng mở cửa thị trường bán lẻ ở Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế
     
Đang tải...