Luận Văn Minh bạch pháp luật và công bố phán quyết của toà án trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Minh bạch pháp luật và công bố phán quyết của toà án trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
    Giới thiệu chung

    Minh bạch hóa pháp luật và công bố phán quyết của Toà án là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để tăng sự hiểu biết lẫn nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc tế, các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế không nên “bí mật” pháp luật và các phán quyết của Toà án nước mình. Bởi vì, việc không công khai pháp luật và các phán quyết của Toà án của một nước sẽ làm cho những nhà đầu tư nước ngoài thiếu tin tưởng thậm chí nghi ngờ chính sách, pháp luật của nước này và hậu quả của nó là khó thu hút được đầu tư nước ngoài. Nói cách khác, việc minh bạch pháp luật và công bố phán quyết của Toà án sẽ tạo ra môi trường pháp lý rõ ràng, công khai giúp cho hoạt động kinh tế thương mại quốc tế phát triển.
    Để việc minh bạch pháp luật cũng như công bố các phán quyết của Toà án được thực hiện trên bình diện quốc tế, nhiều nước đã ký kết và tham gia các điều ước quốc tế trong đó các nước thành viên cam kết thực hiện việc minh bạch pháp luật và công bố phán quyết của Toà án nước mình. Bài viết này đề cập tới một số quy định có liên quan tới minh bạch hoá pháp luật và công bố phán quyết của Toà án được quy định trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Hiệp định TRIPS) và được quy định trong Hiệp định giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại (gọi tắt là BTA) - đây là hai trong các điều ước quốc tế quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
    1. Minh bạch pháp luật
    Pháp luật được ban hành nhằm thể chế hoá đường lối chính sách của một nhà nước nhất định, pháp luật phải trở thành quy tắc xử sự chung để điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Việc công khai pháp luật làm cho mọi người đều biết để thực hiện. Có thể nói, sẽ rất bất hợp lý khi đòi hỏi một người phải tuân thủ quy định của pháp luật khi người đó không biết quy định pháp luật hoặc không có điều kiện để tiếp cận các quy định pháp luật1.
    Công khai minh bạch hóa pháp luật là một trong những nguyên tắc quan trọng trong quá trình lập pháp cũng như hành pháp của nhà nước pháp quyền. Để tránh sự cai trị xã hội bằng những quy định pháp luật độc đoán, tuỳ tiện, bất công nhằm bảo vệ quyền con người và lợi ích của xã hội đồng thời nhằm nhất quán của các chuẩn mực pháp lý của nhà nước pháp quyền, trong quá trình lập pháp phải đảm bảo 4 nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc phổ biến của pháp luật, nguyên tắc ổn định, nguyên tắc công khai và nguyên tắc dự đoán trước2. Để đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch, các quy định của pháp luật phải được công bố một cách công khai để cho tất cả mọi người đều biết. Thông qua hình thức công bố công khai các quy định của pháp luật, mọi người biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình để thực hiện.
    Trên thực tế, công khai, minh bạch hoá các quy định pháp luật là một yêu cầu quan trọng trong thủ tục lập pháp và hành pháp của nhiều nước trên thế giới. Đối với hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc công bố một văn bản pháp lý được coi là một điều kiện bắt buộc để văn bản pháp lý đó có hiệu lực pháp luật3. Nói cách khác, một văn bản pháp lý chỉ có giá trị thi hành khi văn bản pháp lý đó được chính thức thông báo công khai cho công chúng biết theo một thủ tục nhất định. Thông thường, việc công bố các văn bản pháp luật được thực hiện qua việc đăng tải toàn bộ nội dung của văn bản pháp luật đó trong một tờ báo chính thức của Chính phủ như công báo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...