Sách Miếu Và Miễu Ở Miền Quê

Thảo luận trong 'Sách Văn Hóa' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Miếu Và Miễu Ở Miền Quê“Theo cách hiểu dân gian Nam Bộ, khi nói đến miếu thờ người ta thường liên tưởng đến một gian thờ nho nhỏ nằm bên cạnh trục lộ giao thông thủy bộ hoặc đường bộ, nhằm mục đích thờ cúng những oan hồn chết bất đắc kỳ tử. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm về miếu. Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền là nơi qủy thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền (đền nhỏ hơn đình), thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao Tương tự, Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục thì cho rằng: Mỗi làng thờ thần phải có một tòa miếu. Có nơi thì vừa có miếu, vừa có đình Miếu là chỗ quỷ thần bằng y, đình là nơi thờ vọng và để làm nơi công sở cho dân hội họp. Miếu thường hay kén những nơi đất thắng cảnh, nhất là trên gò cao, hoặc ở nơi gần hồ to sông lớn thì mới hay Đình miếu cũng theo một kiểu mẫu, chỉ khác nhau to với nhỏ mà thôi

    Nhà văn Sơn Nam trong cuốn Đình - Miễu và lễ hội dân gian đã viết: Đình - miếu (miễu) là cơ ngơi làm biểu tượng nhắc nhở lòng nhân nghĩa, đạo lý tự giác, vì vậy mà tồn tại và phát triển trong thời gian dài mãi đến nay hãy còn ảnh hưởng sâu đậm Miễu, do miếu nói trại ra. Nhà thờ riêng của dân (nhà thờ họ) gọi gia miếu. Nhà thờ giòng họ của triều đại gọi là thế miếu ở đồng bằng sông Cửu Long, chẳng nghe nói đến hai tiếng “Phúc thần”. Các hạng tà thần tuyệt nhiên không có, họa chăng vài am miễu dựng lên nơi có người chết oan ức vì tai nạn xe cộ, đắm thuyền, hùm tha, sấu bắt, cúng sơ sài không tế lễ Như vậy, Toan Ánh và Phan Kế Bính đề cập đến miếu với tính cách là một nơi thờ tự đi đôi với đình làng, đã có đình thì không nhất thiết phải có miếu, còn am chúng sinh ở tha ma (nghĩa địa) thì để thờ những linh hồn vô chủ. Đây thực sự là hình thức miếu thờ mà đa số là ở miền Bắc và miền Trung. Trong khi đó nhà văn Sơn Nam trình bày về miếu theo cách hiểu phổ biến của dân gian Nam Bộ.”
     
Đang tải...