Sách Miệt vườn xa lắm

Thảo luận trong 'Sách Văn Hóa' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Miệt vườn xa lắm

    Đọc Miệt vườn xa lắm mỗi đoạn, mỗi chữ dường như tôi lẫn lộn những làng mạc và vườn tược ven sông trong trang sách và trong kỷ niệm của tôi, những câu hò không phân biệt được xưa kia hay chỉ mới đây.


    Nhớ khi còn niên thiếu, ở quê, trong những cuộc họp bạn hội truyền bá quốc ngữ - đáng lẽ tên là hội chống nạn mù chữ nhưng bấy giờ Tây không cho có tên là hội chống hay hội nạn mà phải đổi tên hiền lành là hội truyền bá quốc ngữ - những cuộc họp bạn và cắm trại thường gặp một người đứng tuổi trong nhóm tên là Trương Đình Tri. Bao giờ ông Tri cũng được anh em lôi kéo mời lên hát bài Hò Phú Ơn, tôi nhớ mãi hình bóng câu hò như có tiếng gập ghềnh của đoàn người đi về phương Nam tìm đất sống, họ lang thang trên sông nước, mắt đăm đăm nhìn xa, cứ đi không biết đến bao giờ.


    Khi kháng chiến, tôi ở rừng Việt Bắc. Mùa đông tới, đốt lửa sưởi trong cơ quan Hội văn nghệ giữa rừng, mỗi người góp một trò vui. Ông Hiếu ở văn phòng rún rẩy một mình một điệu nhảy mà ông nói ông đương nhớ cái năm ông ở Paris, bỗng nhiên tổng thư ký Nguyễn Tuân chống gậy song bước ra giọng Phú Yên cất lên câu hò Phú Ơn tha thiết gập ghềnh. Nhà văn mặc bộ quần áo bà ba đen ngoài khoác tấm áo trấn thủ, khắc khổ như một lão nông, như một nhà chài đương cùng đoàn người đi về phương Nam. Ô hay, một hình ảnh câu hò, ngẫu nhiên cứ trở nên một đề tài ám ảnh không cố ý mà cũng không bình thường của nhà văn cứ hay vặn vào mình. Cũng như tôi, khi đọc “cây truyện ngắn” Nguyễn Thành Long, những đoạn anh viết có hơi hướng quê hương ở chỗ nào cũng như thấy được những con người cả đời vai mang vác ra đi như câu hò Phú Ơn. Tôi nghe nói lại, mấy hôm trước khi mất, ông Nguyễn đến chơi với mấy bạn Huế, đêm ấy ông đã cao hứng cất lên vài câu hò Phú Ơn - có phải câu hát cuối cùng vẫn ấp ủ trong đề tài một cái ký, cái truyện ngắn của ông, sự sáng tạo hồ như bao giờ cũng quanh co và ngẩn ngơ không ai cắt nghĩa được.


    Cũng như mỗi khi nghe bài Lý Ngựa ô, tôi thật chối tai bởi tiếng nhạc ngựa xủng xoảng, tưng bừng “đưa nàng về dinh”. Không phải thế. Đây là tiếng gian truân của con người tơ vương và mong ước, tiếng ngựa và chiếc kiệu vàng trong tưởng tượng mênh mông của người tìm quê, không phải tiếng vui mà là tiếng buồn hững hờ xa, rất xa.


    Cũng như khi đọc truyện ngắn Rừng mắm của Bình Nguyên Lộc và Những người đi tìm đất của Sơn Nam, của Đoàn Giỏi, thấp thoáng mà ám ảnh không dứt những hình thù sông nước và tiếng rừng của người ra đi, đi mãi
     

    Các file đính kèm: