Sách Miền đất huyền ảo

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thuở khởi nguyên, thế giới không phải có một chàng và một nàng mà là hai gã đàn ông, hay đúng hơn, hai người vô tính. Ađam và Eva của người Tây Nguyên, theo truyền thuyết, là oung Khuot oung Kho (ông nội Khuot và ông nội Kho). Không chịu nổi sự cô đơn, thế là họ đi mượn giới tính ở những con vật. Người đi mượn ở con thằn lằn và trở thành đàn ông, người đi mượn của con cóc trở thành đàn bà. Thần Cây đa dạy cho họ sinh con đẻ cái an toàn mà không phải lấy cái xà gạc mổ bụng lấy con ra
    Người Tây Nguyên đã bắt đầu cuộc sống hiện thực nhào lẫn huyền thoại hoang dã của mình bằng một quan niệm mang tính vũ trụ quan đầy siêu hình như thế. Dambo (Jacques Dournes), nhà Tây Nguyên học người Pháp đã sống ở Tây Nguyên suốt 30 năm, đi qua hầu hết các buôn làng và am hiểu tập tục tập quán, đời sống, thông thạo ngôn ngữ của họ và viết hàng chục công trình nghiên cứu giá trị. Miền đất huyền ảo cùng với Rừng, đàn bà, điên loạn, hành trình qua miền mơ tưởng Giarai là hai cuốn sách vô giá, là kho tư liệu dân tộc học đầy tính khoa học và bay bổng văn chương của ông (đều đã được nhà văn Nguyên Ngọc dịch và xuất bản tại Việt Nam).
    Với một hệ thống thần linh khá giàu có, người dân tộc Tây Nguyên được hít thở trong một môi trường tâm linh phong phú, định hướng cho những gì tốt đẹp trong tâm hồn (dĩ nhiên, cũng nảy sinh những luật tục hà khắc và đầy dã man được gạn lọc, điều chỉnh qua thời gian). Những giá trị tâm hồn ấy toả sáng, nhưng mong manh và đang đương đầu với những thử thách trước cái đội mũ văn minh và hiện đại đầy thực dụng đang tràn vào.
    Việc làm bật lên chân dung từng dân tộc là chuyện khó, tác giả đã khéo léo với những bài ký mắt thấy tai nghe hay ghi qua lời kể của những cố đạo, già làng phác thảo (tương đối) của các cộng đồng với những chuyện kể thú vị: người Raglai (nơi nhạc sĩ Trần Tiến viết bài hát Giấc mơ Chapi) ở đông-nam Tây Nguyên sống hiếu khách và thuận hoà, thích giao lưu, người Srê cao nguyên Kontum hướng ngoại và dễ bị nền văn minh tác động, người Cil ở cao nguyên Lang Biang nghèo đói cam phận, người Êđê ở vùng Ðồng Nai thượng và cao nguyên Ðak Lak thì đầy ý chỉ học hỏi, v.v Nó như những đoạn phim tài liệu quý đầy tính gợi tả trên cái nền khảo cứu khoa học tinh tế, nhạy cảm qua các chương khảo sát trên các bình diện nhân chủng, văn hoá, đời sống
    Nếu bạn quan tâm đến vùng văn hoá Tây Nguyên, nên đọc sách này cùng chuyến du khảo đến miền đất huyền ảo!
    Vĩnh Nguyên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...