Tiểu Luận Mbo và kpi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Phần A : Phương pháp đánh giá nhân sự theo thành tích chuẩn(KPI) . 4
    I. Khái niệm 4
    II. Đặc điểm và mục tiêu khi xây dựng KPI . 5
    1. Đặc điểm . 5
    2. Mục đích khi sử dụng KPIs trong đánh giá . 5
    3. Mục tiêu khi xây dựng KPIs 6
    III. Lợi ích khi sử dụng chỉ số KPI 7
    IV. Quy trình thực hiện 7
    V. Ưu và nhược điểm khi sử dụng KPIs trong đánh giá nhân sự . 9
    1. Ưu điểm 9
    2. Nhược điểm . 10
    VI. Ứng dụng KPI tại các doanh nghiệp Việt Nam . 11
    VII. Một số ví dụ khi sử dụng KPI 12
    1. Ví dụ 1: Đo lường long trung thành của nhân viên 12
    2. Ví dụ 2: Đo lường hiệu quả công tác tuyển dụng . 13
    Phần B : Phương pháp quản lý theo mục tiêu MBO 15
    I. Khái niệm 15
    II. Đặc điểm . 15
    III. Quy trình thực hiện . 16
    1. Quy trình MBO . 16
    2. Các bước triển khai MBO
    IV. Ưu và nhược điểm của phương pháp MBO .
    1. Ưu điêm
    2. Nhược điểm .
    IV. Điều kiện áp dụng
    V. Một số bước cơ bản của MBO áp dụng cho DN Việt Nam .
    Phần C : So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai phương pháp
    MỞ ĐẦU
    Trong các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, việc thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, bởi họ thấu hiểu sâu sắc rằng, chỉ có con người, mới chính là nguồn lực mạnh mẽ nhất tạo nên sự phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp.
    nhu cầu quản trị nguồn nhân lực sao cho đạt hiệu quả, mang lại lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà ngày cả bản thân người lao động, nhu cầu có những con số mang tính định lượng phản ánh rõ chất lượng và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp.

    Đánh giá thành tích công tác của nhân viên là một hoạt động quan trọng trong quản trị tài nguyên nhân sự. Việc đánh giá này không những mang ý nghĩa thẩm định lượng giá mà còn có ý nghĩa công nhận khả năng và thành tích của nhân viên trong khoảng thời gian nhất định. Nó là chìa khóa giúp công ty có cơ sở để hoạch định, tuyển mộ - tuyển chọn, phát triển tài nguyên nhân sự, cũng như đền bù đãi ngộ, phát triển nghề nghiệp và tương quan nhân sự. Quản trị nhân sự thành công hay không phần lớn là do công ty biết đánh giá đúng mức thành tích công tác của nhân viên hay không.
    Việc lựa chọn phương pháp đánh giá, quản lý nhân sự còn tùy thuộc vào mục tiêu của việc đánh giá. Trong bài tiểu luận này chúng ta cùng phân tích phương pháp đánh giá nhân sự theo thành tích chuẩn (KPI) và phương pháp quản lý theo mục tiêu (MBO) và những đặc điểm giống – khác nhau giữa hai phương pháp này.


    A. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ THEO THÀNH TÍCH CHUẨN (KPI)
    I. KHÁI NIỆM
    KPI -Key Performance Indicators, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.
    KPI là 1 công cụ hiện đại giúp các nhà quản lý triển khai chiến lược lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng nhân viên; vì vậy KPI áp dụng cho nhiều mục đích: quản lý hệ thống công việc của một tổ chức, tự quản lý công việc của nhóm, tự quản lý công việc của cá nhân. Trong bài này, nhóm sử dụng KPI như một công cụ để các nhà quản lý cũng như cá nhân đánh giá kết quả thực hiện công việc của mình.
    Sử dụng trong đánh giá thực hiện công việc, hệ thống KPIs được hiểu là những chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc. Hay nói cách khác KPIs chính là mục tiêu công việc mà cá nhân, tổ/nhóm, phòng/ban, tổ chức cần đạt được để đáp ứng yêu cầu chung.
    Thông thường mỗi vị trí chức danh sẽ có bản mô tả công việc trong đó nêu rõ những trách nhiệm của vị trí chức danh đó phải thực hiện. Dựa trên cơ sở những trách nhiệm công việc đó Nhà quản lý sẽ đưa ra các chỉ số (mục tiêu) để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của vị trí chức danh đó.
    Dựa trên việc hoàn thành KPI, công ty sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. KPI là cơ sở để nhà quản lý đánh giá thành tích của nhân viên và đưa ra những khuyến khích phù hợp cho từng nhân viên.


    II. ĐẶC ĐIỂM , MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG KPI
    1. Đặc điểm chỉ số KPI
    a. KPI phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp
    Khi doanh nghiệp đặt mục tiêu “trở thành doanh nghiệp có hiệu suất lợi nhuận cao nhất trong ngành”, các chỉ số KPI sẽ xoay quanh lợi nhuận và các chỉ số tài chính.“Lợi nhuận trước thuế” và “Vốn/tài sản cổ đông” là những chỉ số chính.
    Tuy nhiên nếu doanh nghiệp đưa ra chỉ số “Tỉ lệ phần trăm lợi nhuận dành cho các hoạt động xã hội”, chỉ số này không phải là KPI. Mặt khác, trường học lại không quan tâm tới lợi nhuận, do đó sẽ xây dựng những chỉ số KPI khác. Những chỉ số như “tỉ lệ tốt nghiệp” và “tỉ lệ kiếm việc thành công sau tốt nghiệp” phản ánh sứ mệnh và mục tiêu của nhà trường.
    b. KPI là những thước đo có thể lượng hóa được
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...