Tài liệu Mấy vấn đề về tư tưởng lấy dân làm gốc, về bầu cử và sách lược ứng phó Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mấy vấn đề về tư tưởng lấy dân làm gốc, về bầu cử và sách lược ứng phó Hồ


    Chí Minh




    1. Tư tưởng “dân vi bản” (lấy dân làm gốc) của Chủ tịch Hồ Chí Minh




    Tư tưởng lấy dân làm gốc nước không phải là vấn đề mới, mà đã được người xưa nêu ra từ lâu. Khó có thể liệt kê đầy đủ các nhà tư tưởng, các triết gia, hay những học thuyết đông tây kim cổ đã coi dân là gốc của nước, đề cập về vai trò dời non lấp biển của nhân dân. Từ thời cổ đại, người Hy Lạp đã cho rằng dân chủ có nghĩa là chính quyền thuộc về nhân dân (dân chủ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp demos có nghĩa là nhân dân và kratos có nghĩa là quyền lực1) và hoạt động của nền dân chủ Athens thời cổ đại (cuối thế kỷ thứ V, đầu thế kỷ thứ IV tr.CN) là một minh chứng sống động về vai trò to lớn của nhân dân. Herodote (480-425 tr.CN) cũng đã khẳng định quyền lực trong xã hội là thuộc về dân2. Ở phương Đông, tư tưởng “Dân duy bang bản” (Dân là gốc nước), “Dân vi quý” (Dân là quý), “Quân dĩ dân vi thiên” (Vua lấy dân làm trời) đã được nhắc đến nhiều trong Nho giáo3


    Ở Việt Nam, từ thời phong kiến, các bậc hiền tài đã thấy vai trò to lớn của dân như Trần Quốc Tuấn với tư tưởng “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”; Nguyễn Trãi với “Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân” Tuy nhiên, người xưa mới nhìn dân, yêu dân như những đối tượng bị cai trị. Có lẽ vì thế, mới cần đến những “đấng minh quân”, những “ông vua sáng” cho những “bầy tôi hiền” mà thôi.


    Kế thừa tư tưởng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi nhân dân là cội rễ của quyền lực “Gốc có vững, cây mới bền/Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”4. Không chỉ dừng lại ở tư tưởng “thân dân”, Hồ Chí Minh còn cho rằng nhân dân là chủ nhân của đất nước “Trong bầu trời, không gì quí bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của dân”5, “Dễ ngàn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Trong tác phẩm Dân vận, Người viết: “Nước ta

    là một nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã đều do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”6. Đó chính là sự phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò to lớn của nhân dân7.


    Theo Hồ Chí Minh, biểu hiện trước hết của dân là gốc là phải tin ở dân, gần gũi dân, và biết dựa vào dân. Từ thực tiễn cuộc sống, Hồ Chí Minh đã thấy rằng “Bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém Người lãnh đạo phải dùng hạng hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo, do hạng hăng hái đó mà nâng cao hạng vừa vừa và kéo hạng kém lên. Phải học hỏi dân chúng, nhưng “không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo”; phải “tìm ra mâu thuẫn trong những ý kiến khác nhau, xem cái nào đúng, cái nào sai” để vận dụng. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”8. Thiết thực nhất của việc bồi dưỡng “cái gốc” là phải thường xuyên chăm lo đời sống cho dân, chăm lo lợi ích chính đáng của dân. Người thường nhắc tới những câu của người xưa “có thực với vực được đạo”, “dân dĩ thực vi thiên”. Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm lo đời sống của dân: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Theo Người, nếu giành được độc lập dân tộc mà dân không được hưởng tự do thì độc lập dân tộc cũng chẳng có ý nghĩa gì.




    2. Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổng tuyển cử




    Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta đã đập tan xiềng xích của chế độ thực dân. Ngày 30/8/1945 Vua Bảo Ðại thoái vị. Ngày 2/9/1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập

    khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Chính phủ lâm thời long trọng tuyên bố Việt Nam đã trở thành một nước tự do, độc lập. Tưởng như không còn lý do gì để không tin rằng chính quyền cách mạng đã được thừa nhận9, nhưng thực tiễn lại chưa được một quốc gia nào trên thế giới công nhận10.


    Với tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh biết rằng, tổng tuyển cử đảm bảo tính hợp pháp, tính chính thống của bộ máy nhà nước. Theo Người: “Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân”11. Vì thế, ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Phải bầu ngay Quốc hội, càng sớm càng tốt. Bên trong thì nhân dân tin tưởng thêm vào chế độ mình. Trước thế giới, Quốc hội do dân bầu ra sẽ có một giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận được”12, “Chỉ có Tổng tuyển cử mới để cho dân chúng có dịp nói hết những ý muốn của họ và chỉ có Chính phủ lập ra bởi Tổng tuyển cử mới là đại diện chân chính và trung thành của toàn thể quốc dân. Sau hết cũng chỉ có Tổng tuyển cử mới có thể cấp cho nước Việt Nam một Hiến pháp, mới ấn định rõ ràng quyền lợi của quốc dân và Chính phủ mới phá tan được hết những nghi ngờ ở trong cũng như ở ngoài với chính quyền nhân dân”13.


    Cũng cần phải nói thêm rằng, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra đề nghị tổ chức Tổng tuyển cử, một số người tỏ vẻ lo lắng cuộc Tổng tuyển cử sẽ “không có kết quả”, vì e rằng do trình độ nhân dân lúc bấy giờ quá thấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng tuyệt đối vào nhân dân và khẳng định: nhân dân sẽ biết sử dụng lá phiếu của mình. Người tin rằng Tổng tuyển cử nhất định thành công14. Theo Người: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên

    Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng, tức là dân chủ đoàn kết”15. “Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946. Ngày mai, là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”16.


    Trong một nhà nước dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân thì nhân dân phải là chủ thể thiết chế bộ máy nhà nước và trên hết, phải là chủ thể quản lý xã hội. Phương thức cơ bản thiết lập bộ máy nhà nước, theo Hồ Chí Minh, phải là con đường bầu cử. Người viết: “Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra”17, “Trong các cuộc bầu cử, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái, trai, tôn giáo, mức tài sản, trình độ văn hóa, không phân biệt nòi giống đều có quyền tham gia. Đó là một cách hợp lý để nhân dân lao động thực hành quyền thống trị của mình”18.




    3. Sách lược ứng phó Hồ Chí Minh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...