Tài liệu Mấy vấn đề về tài nguyên và môi trường trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MẤY VẤN ĐỀ VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


    Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng, các chính sách thương mại, tài nguyên và môi trường có vai trò hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và thực sự nó đang nỗ lực giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Do đó, một quốc gia để đạt được mục tiêu trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, bền vững cần khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên. Trong xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại, các nước đang phát triển rất quan tâm tới việc chống lại và loại bỏ khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm nhập khẩu vào nước họ mà không tuân thủ các quy trình sản xuất, các sản phẩm không phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường.
    Khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, bao trùm hầu hết các lĩnh vực và lôi cuốn nhiều nước tham gia. Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, có nhiều vấn đề phức tạp được đặt ra đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
    1. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của Việt Nam
    Trong thời gian qua, hoạt động hợp tác về tài nguyên và môi trường cơ bản đã duy trì được quan hệ với các đối tác sẵn có, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song phương: tích cực tham gia các chương trình hợp tác, các công ước quốc tế liên quan đến các lĩnh vực địa chính, tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng - thuỷ văn, bảo vệ môi trường. Trong năm 2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký 2 hiệp định hợp tác song phương: triển khai 12 dự án, với tổng kinh phí ước khoảng 50 triệu USD; trong đó, lĩnh vực khí tượng thuỷ văn có 2 dự án, bảo vệ môi trường 4 dự án, địa chính và bản đồ 3 dự án, địa chất và khoáng sản 1 dự án, tài nguyên nước 2 dự án. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang xây dựng Chương trình hợp tác quốc tế dài hạn, các quy trình nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, thu hút sử dụng các nguồn vốn ngoài nước. Các hoạt động hợp tác quốc tế về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường có tác dụng góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, với các nội dung chủ yếu sau đây:
    a. Hỗ trợ và đối thoại về chính sách, xây dựng thể chế
    Đây là vấn đề được cả cộng đồng các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam quan tâm. Hiện nay, đã và đang hình thành các cơ chế song phương và đa phương, nhằm tăng cường đối thoại về chính sách, xây dựng thể chế trong lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Điều này sẽ giúp cải thiện sự điều phối, tính làm chủ của phía Việt Nam, nâng cao hiệu quả, trách trùng lắp các chương trình dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các nhà tài trợ; các thông tin được xử lý kịp thời, kinh nghiệm quốc tế thường xuyên được cập nhật để có những điều chỉnh phù hợp. Một trong những diễn đàn quan trọng nhất là Nhóm Hỗ trợ quốc tế về Tài nguyên và Môi trường, với sự tham gia của 20 nhà tài trợ, tổ chức phi Chính phủ quốc tế và các bộ, ngành của Việt Nam.
    Đến nay, hầu hết các văn bản pháp luật quan trọng về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, kể cả các sáng kiến khác về xây dựng kế hoạch, chiến lược, thể chế hình thành bộ máy quản lý Nhà nước và khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường đều có sự tham gia đóng góp của các nhà tài trợ song phương và đa phương. Đáng kể là Luật Đất đai (năm 2003), Luật Tài nguyên nước (năm 1998), Luật Bảo vệ môi trường (năm 1993), Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (năm 2003). Hiện nay, việc xây dựng Chiến lược tài nguyên nước đến năm 2010, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), Luật Đa dạng sinh học, Luật Khoáng sản (sửa đổi) cũng đang có sự hỗ trợ tích cực của các nhà tài trợ.
    Hợp tác song phương với các đối tác về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường tiếp tục được duy trì và phát triển, cụ thể là với Thuỵ Điển (địa chính và bảo vệ môi trường), Pháp (công nghệ viễn thám, khoáng sản), Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ (khí tượng - thuỷ văn), Nhật Bản (bảo vệ môi trường, địa chất), Ngân hàng Phát triển châu á, ô-trây-li-a, Đan Mạch (tài nguyên nước), Ca-na-đa (tài nguyên nước, bảo vệ môi trường), Hàn Quốc (bảo vệ môi trường, khoáng sản).
    b. Tăng cường tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế


    Trong năm 2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cử 173 đoàn tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế với 381 lượt người trong đó, 89 đoàn với 161 lượt người dự hội thảo, hội nghị, 32 đoàn với 160 lượt người đi tham quan, khảo sát và 52 đoàn với 60 lượt người đi đào tạo.
    Việc đẩy mạnh tham gia các dự án khu vực và quốc tế đã không ngừng được trú trọng, nhất là trong lĩnh vực khai thác sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ môi trường. Đó là Dự án do Ngân hàng Phát triển châu á (ADB) tài trợ cho In-đô-nê-xi-a và Việt Nam về đầu tư thuỷ lợi, chính sách tài chính và phân phối nguồn nước Dự án ASEAN về phòng, chống cháy rừng; Chương trình ngăn ngừa xu thế suy thoái môi trường ở Biển Đông Việt Nam đã tích cực thúc đẩy hợp tác khu vực liên quan đến việc bảo tồn và khai thác các nguồn lợi quốc tế về sông Mê Công, Biển Đông.
    Đến nay, Việt Nam đang tham gia nhiều diễn đàn khu vực, quốc tế về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường như ASEAN, APEC và Liên hợp quốc. Việt Nam là thành viên Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Chương trình Khoa học địa chất, Uỷ ban Bản đồ thế giới (CGMWW), Chương trình Khoa học địa chất Đông và Đông - Nam á; đã ký kết và tham gia 20 điều ước quốc tế có liên quan đến bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-zôn. Nhiều hội nghị, hội thảo khu vực, quốc tế đã được đăng cai và tổ chức thành công tại Việt Nam, như Diễn đàn Bảo vệ môi trường ASEAN (năm 1999), đối thoại quốc tế về Nước, Lương thực và Bảo vệ môi trường (năm 2002) .
    2. Thuận lợi,thách thức đối với việc hội nhập kinh tế quốc tế về tài nguyên và môi trường
    a. Thuận lợi
    Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong xu thế toàn cầu hoá.


    Việt Nam có lịch sử và truyền thống hợp tác lâu dài với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế. Trước đây, đã có hợp tác nhiều mặt với Liên Xô, với các nước thuộc khối SEV về địa chất khoáng sản; về khí tượng - thuỷ văn, có được sự hỗ trợ nhiều về trang thiết bị, đào tạo cán bộ chuyên môn của Trung Quốc; hỗ trợ xây dựng và phát triển thể chế, chính sách về bảo vệ môi trường, như: Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Thụy Điển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...