Tiểu Luận Mấy vấn đề về lý luận tôn giáo

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: MẤY VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN TÔN GIÁO


    Tôn giáo là một vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách quan tâm bởi: nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo là một điều có quan hệ tới việc đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc và làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo của bọn phản động. Đồng thời nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo cũng góp phần vào thắng lợi của cuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá của nước ta. Vì vậy quan tâm nghiên cứu, nắm vững lý luận tôn giáo là việc làm cần thiết và cấp bách.
    Trong bài viết này tác giả đề cập đến hai vấn đề chủ yếu:
    - Thứ nhất: Đôi nét về lịch sử nghiên cứu tôn giáo.
    - Thư hai: Chức năng chủ yếu của tôn giáo.

    Tôn giáo là gì? ý nghĩa thực chất của nó là gì? Nguyên nhân dai dẳng của hiện tượng xã hội này là gì? Trả lời những câu hỏi đó không phải là dễ.
    I. Đôi nét về lịch sử nghiên cứu tôn giáo.
    Những cố gắng đầu tiên nhằm hiểu thực chất tôn giáo và nguyên nhân xuất hiện của nó thuộc về thời cổ đại. Ngay giữa thiên niên kỷ 1 trước công nguyên, những nhà triết học Hy Lạp, là những người đầu tiên cố gắng nhận thức thế giới một cách hợp lý, đã chú ý rằng khái niệm tôn giáo không thuộc nội tại của con người, con người đã nghĩ ra thiên chúa của họ. Họ làm cái đó để làm gì và với mục đích gì? Trả lời câu hỏi này, những nhà triết học cổ đại cho rằng họ làm cái đó để gợi trong con người tính sợ hãi, bắt con người thì hành pháp luật. Theo ý kiến của Democrit, tính sợ hãi trước những hiện tượng dữ dội của thiên nhiên là nền móng của tôn giáo.
    Những quan điểm ngây thơ nhưng có ý nghĩa của những người thời cổ về nguồn gốc và chức năng xã hội của tôn giáo thành cơ sở của khoa học tôn giáo. Sự truyền bá của Ky-tô giáo thực tế đã chấm dứt trong nhiều thế kỷ tự do tư tưởng cổ đại bàng cách hướng việc đi tìm chân lý theo con đường thần học. Và dù thần học Kitô đã cấp cho thế giới không ít nhà tư tưởng xuất sắc nhưng cách suy luận của họ về tôn giáo thường được hạn chế trong khuôn khổ chặt chẽ của giáo điều tôn giáo và ở đằng sau của khuôn khổ đó cháy những đồng lứa của toà án giáo hội “thần thánh” dành cho “tà giáo” và tự do tư tưởng. Do đó, chỉ đến thời đại Phục hưng và đặc biệt vào thời đại Quang huy, khi toàn quyền của nhà thờ bắt đầu giảm đi do những hiện tượng và quá trình (sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, cải cách tôn giáo) các truyền thống tự do tư tưởng mới sống lại, và lần này ở mức độ cao hơn.
    Vào buổi giao thời thế kỷ XV11, Ph. Bêcơn, là một trong những người đầu tiên đã đưa ra luận điểm tin tưởng mù quáng vào giáo điều tôn giáo bằng cách so sánh trí tuệ của con người với gương soi biến dạng xuyên tạc thực tế và thúc đẩy quá trình trực tiếp phê bình tôn giáo. Người đồng hương với Bêcơn - người nước Anh tên là T. Gobbs, trong tác phẩm nổi tiếng của mình “Leviafan” (Thủy quái) tuyên bố rằng chính tính sợ hãi trước sức mạnh vô hình tưởng tượng trên cơ sở các chuyện bịa đặt do nhà nước cho phép, có tên gọi là tôn giáo. Theo Gobbs, sự vô học và sợ hãi sinh ra tôn giáo, còn chính quyền có ý thức sử dụng điều đó có lợi cho mình. Học thuyết về tôn giáo như sự lừa đảo có ý thức đã sinh ra như thế.
     
Đang tải...