Đồ Án Máy đo, phương pháp đo và đánh giá tiếng ồn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2.1.1. Giới thiệu chung
    Các máy đo và phân tích âm thanh hiện đại nhất ngày nay có thể thực hiện nhiều phép đo và đánh giá âm thanh, nhưng chưa có một máy đo nào có thể bắt chước được cách cảm nhận âm thanh của thính giác con người. Vì vậy các máy đo chỉ có thể xác định mức âm (theo dB) nghĩa là một giá trị mang tính vật lý.
    Những phương pháp xác định âm thanh chính
    - Đo phân tích mức âm theo tần số.
    - Đo mức âm tổng cộng về năng lượng theo các thang hiệu chỉnh gần đúng về cảm giác âm thanh của hệ thính giác người.
    - Đo tích luỹ theo từng khoảng thời gian để xác định trị số trung bình năng lượng âm thanh (mức âm tương đương).
    - Ghi lại mức áp suất âm (trên băng giấy) hoặc ghi lại âm thanh trên băng, đĩa từ và hiển thị âm thanh.
    - Đo thời gian âm vang của phòng và chất lượng cách âm của các kết cấu.
    Các phép đo âm thanh đều sử dụng máy đo mức âm. Các máy đo mức âm được chia ba loại theo hướng dẫn 179 của IEC (International Electrotechnical Commission):
    - Loại rất chính xác: dùng khi lập các báo cáo chính thức, khi xây dựng các văn bản luật môi trường.
    - Loại tương đối chính xác: dùng cho phép đo không phải báo cáo chính thức.
    - Loại ít chính xác (sai số trên 1 dB): dùng để đánh giá gần đúng.
    Chu ý rằng mọi máy đo mức âm đều thực hiện phép đo theo hai đặc tính động:
    - Loại nhanh: tương ứng với một thời gian đáp ứng tương tự tai người (0,1s) áp dụng khi đo âm thanh có mức thay đổi lớn.
    - Loại chậm: cho phép xác định mức âm tích phân trong một thời gian dài hơn (khoảng 1s) được dùng khi đo âm thanh ít thay đổi (ổn định).
    2.1.2. Mức âm hiệu chỉnh A, B, C, D
    Các máy đo âm thanh hiện nay đều làm việc theo nguyên tắc tác động của áp suất âm thanh, tương tự tai người. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau cơ bản giữa máy đo và tai người. Một micophone có độ nhạy đồng đều với mọi tần số âm thanh. Ngược lại tai người thu nhận áp suất âm và chuyển đổi thành tác động thần kinh mạnh hay yếu còn phụ thuộc tần số của nó. Tai người là một bộ máy chủ quan, cảm giác âm thanh mà tai người thu nhận được đánh giá theo đơn vị phôn.
    Để chuyển đổi một cách gần đúng các kết quả đo khách quan của máy về cảm giác chủ quan của tai người, cần đưa vào máy các mạch hiệu chỉnh tương ứng với đường đồng mức to gần mức khảo sát nhất. Tuy nhiên công việc này rất phức tạp. Để đơn giản công việc đó người ta chia các đường đồng mức to thành ba vùng và xác định một đường trung bình cho những vùng đó.
    - Vùng A: các đường đồng mức to từ 0 đến 40 dB (tần số 1000 Hz)
    - Vùng B: Từ 40 đến 70 dB (tần số 1000 Hz)
    - Vùng C: trên 70 dB (tần số 100 Hz)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...