Đồ Án máy điện thoại kéo dai (Cordless phone), về sơ đồ các khối chức năng của máy chủ cũng như máy cầm ta

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần A: Về máy điện thoại kéo dài
    I. Giới thiệu chung
    Điện thoại kéo dài (cordless phone) bao gồm một máy điện thoại chủ (base unit) và máy kéo dài (handset). Ngoài chức năng nghe gọi của máy chủ giống như một máy điện thoại thông thường trong mạng điện thoại công cộng thì điện thoại kéo dài có những đặc điểm khác như: Máy kéo dài có thể mang theo bên mình như một điện thoại di động mà khi có ai gọi đến hoặc cần gọi đến một thuê bao nào đó thì máy kéo dài có khả năng làm việc này mà người sử dụng không cần đến bên máy chủ. Bên cạnh đó thì máy chủ và máy kéo dài có thể liên lạc trực tiếp với nhau mà không cần thông qua tổng đài. Khoảng cách liên lạc giữa máy chủ và máy phụ hoặc giữa các máy con từ vài chục mét đến vài chục Km.
    Máy chủ được nối với giắc điện thoại thông qua mạch nối dây điện thoại chuẩn về phía hệ thống điện thoại thì giống như một điện thoại thông thường, nhưng khi máy chủ nhận cuộc gọi tới từ một thuê bao điện thoại trong mạng điện thoại rồi qua quá trình điều chế thành tín hiệu vô tuyến FM và phát nó.
    Máy kéo dài nhận tín hiệu vô tuyến và chuyển đổi thành tín hiệu điện rồi đưa tín hiệu này tới loa thành âm thanh mà ta có thể nghe được. Khi ta nói thì máy kéo dài phát tín hiệu thoại của chúng ta thông qua một tín hiệu vô tuyến FM thứ hai trở lại máy chủ. Máy chủ nhận tín hiệu này, chuyển thành tín hiệu điện và gửi tín hiệu điện này thông qua đường dây điện thoại đến các các thuê bao khác qua tổng đài.
    Máy chủ và máy kéo dài hoạt động trên một cặp tần số cho phép chúng ta có thể nói và nghe ở cùng một thời điểm, được gọi là tần số song công.
    II. Phân loại các loại điện thoại kéo dài.
    2.1.Phân loại theo dải tần sử dụng:
    2.1.1. Một số dải tần ở các nước
    Ở các dải tần số sử dụng ở nước ta là:
    · 43 – 44 MHZ
    · 46 – 50 MHZ
    · 72 – 73.5 MHZ
    · 261.5 – 262.5 MHZ
    · 263.5 – 264.5 MHZ
    · 387.5 – 388.5 MHZ
    · 389.5 - 390.5 MHZ
    Ở các dải tần số sử dụng ở Mỹ là:
    · 43 MHZ – 50 MHZ
    · 900 MHZ
    · 1.9 GHZ
    · 2.4 GHZ
    · 5.8 GHZ
    2.1.2. Đặc điểm của một số dải tần
    · Đặc điểm của điện thoại kéo dài sử dụng dải tần số tần số vô tuyến từ 43 MHZ – 50 MHZ
    Điện thoại kéo dài cơ bản là một bộ thu phát tần số vô tuyến vì vậy khi liên lạc giữa máy chủ và máy phụ phải đặt trong một miền tần số vô tuyến. Tuy nhiên ngày nay thì loại điện thoại này không còn được sử dụng nhiều nữa vì nó có những vấn đề sau:
    Chúng gây ra nhiễu đến các máy móc dùng điện trong nhà, hơn nữa tính bảo mật của nó không được cao. Ví dụ như những người hàng xóm xung quanh chúng ta cũng có một chiếc điện thoại cùng loại như vậy thì rất có thể chúng sẽ nghe được một cuộc hội thoại riêng của gia đình hàng xóm trên điện thoại của chúng ta và họ cũng có thể có điều tương tự với chúng ta. Điểu này thật phức tạp với những nơi mà mật độ dân cư đông đúc. Để khắc phục điều này người ta có thể cải tiến dung lượng nhiều đường, truyền nhiều kênh, mã hóa số
    · Đặc điểm của điện thoại kéo dài sử dụng dải tần số 900 MHZ.
    Khi loại điện thoại kéo dài sử dụng tần số 900 MHZ ra đời đã tránh được những thiếu sót mà loại điện thoại kéo dài sử dụng tần số trong khoảng 43 MHZ – 50 MHZ gây ra. Tuy nhiên có một điều mới nảy sinh là các mạng điện thoại di động của phần lớn các quốc gia trên thế giới đều sử dụng ở phạm vi tần số này, dẫn đến phạm vi tần số này đã rất đông đúc nay lại càng đông đúc hơn. Điều này chính là nguyên nhân lý giải tại sao điện thoại kéo dài sử dụng tần số khoảng 2.4 GHZ ra đời.
    · Đặc điểm của điện thoại kéo dài sử dụng dải tần 2.4 GHZ
    Được dùng phổ biến ở các nước phát triển hiện nay, các công ty sản xuất loại điện thoại này là Sony, Panasonic, AT&T và Uniden. Loại điện thoại sử dụng dải tần số này được tăng cường tính bảo mật và khoảng cách liên lạc giữa máy mẹ và máy con so với các loại máy trước đó.
    · Đặc điểm của điện thoại kéo dài sử dụng dải tần 5.8 GHZ
    Loại điện thoại này đặc biệt có khả năng chống nhiễu cao nhất, nó có thể hoạt động tốt ở những vùng có nhiều sự hoạt động của các máy tính PC sử dụng công nghệ Wi-fi, dưới các đường điện cao thế,
    2.2. Phân loại dựa vào công nghệ sử dụng trong điện thoại.
    · Loại điện thoại kéo dài sử dụng công nghệ tương tự.
    · Loại điện thoại kéo dài sử dụng công nghệ tương tự và số.
    2.3. Phân loại theo khoảng cách liên lạc giữa phần di động và phần cố định hay giữa các phần di động với nhau.
    · Loại dùng trong các hộ gia đình: Loại này só khả năng liên lạc trong khoảng 100m, hoặc thấp hơn.
    · Loại dùng trong một khu vực dân cư nhỏ: Loại này có thể liên lạc giữa máy mẹ và máy con hoặc giữa các máy con trong khoảng cách từ 1Km đến vài 4Km hoặc có thể xa hơn tùy thuộc vào điều kiện địa hình và thời tiết.
    · Loại dùng trong phạm vi thành phố: Loại điện thoại này có khoảng cách liên lạc đến 50 Km, có thể lắp trên các phương tiện giao thông như các ô tô con, hoặc được mang theo bên người như một điện thoại di động bình thường.
    2.4. Một số tham số của máy điện thoại kéo dài của hãng Panasonic
    - Bộ suy giảm tiếng dội :
    Tiếng dội là kết quả của sự phản xạ tín hiệu trên đường truyền, kết quả của tiếng dội gây nhiễu cho cả hai bên khi đàm thoại hay nói cách khác làm suy giảm chất lượng của thông tin liên lạc giữa hai bên, đối với các máy điện thoại thì đây là một tham số quan trọng và cần thiết do đó trong các máy điện thoại luôn có một mạch làm suy giảm tín hiệu khi nó bị dội trở về.Với máy điện thoại KX - T3000 thì tín hiệu thoại từ người nói được bộ suy hao nhận biết và lam suy giảm 40dB trên đường trở về.
    - Tần số tín hiệu nhận của máy chủ: Một kênh với 49.6 - 49.9 MHz.
    - Tần số tín hiệu nhận của máy phụ: Một kênh với 46.6 - 46.9MHz.
    - Tần số tín hiệu truyền của máy chủ: Một kênh với 46.6 - 46.9MHz
    - Tần số tín hiệu truyền của máy phụ: Một kênh với 49.6 - 49.9MHz.
    - Độ nhạy của máy điện thoại:
    Độ nhạy là một thông số quan trọng quyết định khả năng thu sóng của máy điện thoại từ đó quyết định khả năng, chất lượng của thông tin liên lạc cũng như cho phép máy điện thoại có thể liên lạc trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Độ nhạy ở đây là mức tín hiệu nhỏ nhất tại đầu vào ăng ten mà máy vẫn có thể thu được tín hiệu tốt. Đối với máy điện thoại kéo dài KX - T3000 trên thì độ nhạy cụ thể như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...