Đồ Án Máy điện dị bộ, nghiên cứu máy điện dị bộ nguồn kép trong chế độ máy phát sử dụng động cơ lai có tốc

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/7/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Năng lượng là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong xã hội ta. Ở bất kỳ
    quốc gia nào, năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng luôn luôn
    được coi là ngành công nghiệp mang tính chất xương sống cho sự phát triển
    của nền kinh tế. Việc sản xuất và sử dụng điện năng một cách hiệu quả luôn
    được coi trọng một cách đặc biệt. Ý nghĩa quan trọng và cũng là mục tiêu cao
    cả nhất của ngành công nghiệp then chốt này là nhằm nâng cao đời sống của
    mỗi người dân.
    Máy phát điện không đồng bộ cấp nguồn từ hai phía đã và đang được
    nghiên cứu để tạo nên sản phẩm được sử dụng trong ngành điện sử dụng năng
    lượng gió hiện nay vì một trong những ưu điểm nổi bật của hệ thống máy điện
    loại này khi kết hợp với các bộ biến đổi công suất hiện đại đã cho phép làm
    việc trong dải tốc độ rất rộng của động cơ sơ cấp.
    Máy điện dị bộ roto dây quấn kết hợp với các bộ biến đổi công suất và
    được cấp nguồn từ hai phía người ta gọi là DFIG (Doubly-Fed Induction
    Generator).
    Việt Nam là đất nước có khả năng phát triển hệ thống phát điện sử dụng
    năng lượng gió. Vì vậy, để bắt kịp với công nghệ phục vụ cho lĩnh vực này tôi
    được nhận đề tài nghiên cứu về loại máy phát điện mà đã từ lâu bị lãng quên
    đó là máy phát dị bộ roto dây quấn làm việc trong chế độ máy phát. Đề tài
    mang tên: “Máy điện dị bộ, nghiên cứu máy điện dị bộ nguồn kép trong chế
    độ máy phát sử dụng động cơ lai có tốc độ dải rộng”. Đề tài gồm có ba
    chương :
    Chương 1: Máy điện không đồng bộ trong chế độ máy phát.
    Chương 2: Hệ thống máy phát điện không đồng bộ nguồn kép.
    Chương 3: Mô hình máy phát không đồng bộ Roto dây quấn- xây dựng dựa
    trên cơ sở điều khiển.
    Sau thời gian làm việc dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.
    Nguyễn Tiến Ban, tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên,
    do sự hiểu biết và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn còn nhiều sai sót. Tôi
    rất mong được sự thông cảm và chỉ bảo của các thầy các cô để tôi có thể hoàn
    thiện hơn nữa.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...