Sách Mẫu thượng ngàn

Thảo luận trong 'Sách Văn Hóa' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn hóa Việt, bản sắc văn hóa Việt là vấn đề, là câu hỏi đã được nêu ra và được hàng trăm, nếu không nói hàng nghìn nhà nghiên cứu tìm cách lý giải từ rất lâu.


    Nguyễn Xuân Khánh là nhà tiểu thuyết, anh cũng có câu trả lời của mình không phải bằng lý lẽ uyên bác mà bằng một cuốn tiểu thuyết sinh động, Mẫu Thượng Ngàn, còn dày dặn, bề thế, phong phú hơn cả cuốn Hồ Quý Ly từng gây xôn xao của anh mấy năm trước. Và có vẻ đây có thể là câu trả lời hấp dẫn hơn cả, nếu không nói là thuyết phục hơn cả.


    Quả vậy, nếu đi tìm một nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết này, thì hẳn có thể nói nhân vật chính đó là nền văn hóa Việt, cái thực tại vừa vô cùng hiện thực, vừa rất hư ảo, bền chặt, xuyên suốt mà cũng lại biến hóa khôn lường, rất riêng và rất chung, rất bản địa mà cũng lại rất nhân loại.


    Để nắm bắt được “nhân vật” vô cùng gần gũi mà vô cùng kỳ ảo đó, Nguyễn Xuân Khánh cũng như tất cả các nhà tiểu thuyết thật sự đẩy nó vào những hoàn cảnh cực đoan nhất: nông thôn Bắc bộ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi dân tộc phải đối mặt mất còn với thực dân phương Tây, cái phương Tây mang đến vừa vũ khí xâm lược hiện đại, vừa nền văn minh tân tiến mà xa lạ với Thiên Chúa giáo đi cùng; khi cả đạo Phật từng bám rễ suốt nghìn năm nay đã suy tàn, khi Nho giáo chỉ còn thoi thóp .


    Bỗng bừng sống dậy một tôn giáo nảy sinh và thấm sâu âm thầm có lẽ từ thuở mới hình thành của dân tộc, đạo Mẫu rất Việt, rất phương Nam, rất dồi dào, bất tận, bất tử, như Đất, như Mẹ, như người Đàn bà.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...