Tài liệu Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh


    Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta giải thể với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. So sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay chuyển sang trạng thái mất cân bằng theo hướng có lợi cho Mĩ và phương Tây. Tuy nhiên, tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hoà bình, ổn định như người ta mong đợi. Sự đối đầu Đông - Tây về hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế đã từng chi phối đời sống quốc tế trong suốt thời kì chiến tranh lạnh, nay được chuyển hoá dưới những hình thức khác, bên cạnh sự nổi lên của những mâu thuẫn mới. Sự vận động của các mâu thuẫn này sẽ quyết định diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.

    Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa các nước lớn xung quanh việc thiết lập một trật tự thế giới mới. Khác với các trật tự thế giới trước đây thường được thiết lập ngay sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự thế giới mới đã không thể ra đời ngay sau khi Liên Xô tan rã. Mặc dù Tổng thống Mĩ Busơ (cha) năm 1991 đã tuyên bố về một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối, nhưng thực tế lịch sử đã không diễn ra theo ý muốn của Mĩ. Liên Xô tan rã nhưng Liên bang Nga vẫn tiếp tục tồn tại với tiềm lực quân sự kế thừa Liên Xô cũ và không phải là một cường quốc bại trận để chấp nhận một trật tự thế giới do Mĩ áp đặt. Các trung tâm kinh tế, các cường quốc khu vực như Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc không ngừng lớn mạnh và cố gắng tạo cho mình một vị thế đáng kể để chia sẻ quyền lực chi phối đời sống chính trị quốc tế. Trong lúc các cường quốc đang nổi lên thì Mĩ vẫn là một siêu cường, một cường quốc vượt trội và là cường quốc duy nhất có ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu. Nước Mĩ vừa trải qua một chu kì tăng trưởng dài nhất trong lịch sử nước này (1992 - 2001), với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (từ 3 đến 4%), chỉ số thất nghiệp thấp, mức lạm phát thấp. Với số dân chỉ bằng 4,7% dân số thế giới, nhưng nước Mĩ chiếm trên 30% GDP toàn cầu, với khoảng 10.000 tỉ đôla hàng năm, bằng GDP của tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cộng lại. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, sức mạnh tổng hợp của Mĩ (gồm 7 lĩnh vực: kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, chính trị, xã hội, ảnh hưởng trên trường quốc tế) lớn hơn hai lần Nhật Bản và hơn bốn lần Trung Quốc(1). Với sự giải thể Liên bang Xô viết, Mĩ không còn đối thủ cạnh tranh và có mưu đồ thiết lập trật tự thế giới một cực. Nhằm đạt được mục tiêu chiến lược ngăn chặn không cho cường quốc nào, dù là đồng minh hay đối thủ vươn lên thách thức vai trò siêu cường của mình, Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại đơn phương, chà đạp lên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, coi thường các tổ chức quốc tế, kể cả Liên Hợp Quốc và chỉ lợi dụng các tổ chức này khi cần thiết vì lợi ích của Mĩ. Mĩ cho triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chống tên lửa (NMD), rút ra khỏi hiệp ước ABM, từ chối không phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân Chiến lược xây dựng một thế giới đơn cực do Mĩ chi phối được bắt đầu ngay sau chiến tranh lạnh và được thể hiện bằng những biện pháp cứng rắn, công khai hơn trong thời kì cầm quyền của Tổng thống Busơ (con).

    Trong bối cảnh đó, sự kiện nước Mĩ bị tấn công khủng bố ngày 11 - 9 - 2001

    là một đòn choáng váng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa âm mưu thiết lập trật tự đơn cực của Mĩ. Sau khi mất ngọn cờ “chống cộng” để tập hợp lực lượng trong chiến tranh lạnh, Mĩ đưa ra chiêu bài thành lập liên minh chống khủng bố quốc tế để tập hợp lực lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một trật tự thế giới mới do Mĩ chi phối. Sự kiện 11 - 9 - 2001 được dùng để biện minh cho quyết định sử dụng lực lượng quân sự phát động cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở ápganixtan (10 - 2001) và cuộc chiến tranh Irắc (3 - 2003) của Mĩ, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. Mĩ đã lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để tăng cường sức mạnh và thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài bá chủ thế giới của mình. Chủ nghĩa đơn phương, ý đồ thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ đã vấp phải sự chống đối không những của các nước lớn như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc mà còn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Phong trào chống chiến tranh, chống chính sách hiếu chiến của Mĩ ở Irắc lan rộng khắp thế giới. Mâu thuẫn giữa chủ trương xây dựng thế giới đơn cực do Mĩ chi phối với yêu cầu thiết lập một trật tự đa cực của các nước lớn và cộng đồng quốc tế là một trong những mâu thuẫn cơ bản trong quan hệ quốc tế thời kì sau Chiến tranh lạnh.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...