Luận Văn Mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MÂU THUẪN GIỮA XÂY DỰNG KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


    Trong giai đoạn hiện nay, cũng như trong tương lai xa hơn, hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam có nghĩa là Việt Nam phải tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực như AFTA, APEC, WTO, , phát triển các quan hệ thương mại và đầu tư rộng rãi với mọi quốc gia, đặc biệt là các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng sự hợp tác với các công ty xuyên quốc gia. phát triển các mối quan hệ này sẽ dẫn đến một kết cục là: các hàng rào thuế quan và phi thuế quan phải giảm thiểu theo các nguyên tắc của các tổ chức trên, các công ty nước ngoài được phép vào Việt Nam hoạt động một cách bình đẳng với các công ty Việt Nam và ngược lại các công ty Việt Nam cũng được phép hoạt động bình đẳng tại các nước đối tác. Trong điều kiện đó việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ nên được hiểu như thế nào là thích hợp. Liệu có mâu thuẫn giữa hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng kinh tế độc lập tự chủ?
    Trước hết, ta phải hiểu bản chất của nền kinh tế độc lập tự chủ. Có hai cách hiểu sau:
    Thứ nhất, nền kinh tế độc lập tự chủ trong mô hình kinh tế hướng nội.
    Mô hình kinh tế độc lập tự chủ hướng nội là một nền kinh tế có khả năng tự đảm bảo các nhu cầu của đất nước, càng nhiều càng tốt. Một cơ cấu hoàn chỉnh, hoặc tương đối hoàn chỉnh là quốc sách của mô hình này. Trong đó những ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là những ngành công nghiệp nền tảng gồm năng lượng, sản xuất các nguyên liệu cơ bản như sắt thép, hoá chất, lọc dầu, xi măng, được đặc biệt chú trọng từ đầu. Quan điểm cơ cấu ngành của nền kinh tế độc lập tự chủ theo mô hình này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tự đảm bảo các nhu cầu trong nước, dù phải chịu những bất lợi về hiệu quả, và hầu như không tính tới những lợi thế so sánh quốc tế. Ưu tiên hàng đầu là không phụ thuộc vào bên ngoài.
    Với những chính sách này đã gây ra những tác hại to lớn: Nó làm tăng giá các hàng hoá trong nước gây thiệt hại cho người tiêu dùng; Duy trì bảo hộ tình trạng lạc hậu về công nghệ tổ chức quản lý; Chính sách bảo hộ cao đã làm méo mó môi trường đầu tư; Hạn chế việc mở rộng thị trường.
    Một nền kinh tế độc lập tự chủ trong mô hình kinh tế hướng nội có một đặc trưng quan trọng nhất là tự đảm bảo các nhu cầu thiết yếu trong nước, để không bị lệ thuộc vào bên ngoài, từ hoạch định chiến lược chính sách đến các hàng hoá, dịch vụ, cũng không bị tác động từ bên ngoài bởi các chấn động về chính trị, an ninh, kinh tế,

     
Đang tải...