Tiểu Luận Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩ

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy con người, đặc biệt trong hoạt động kinh tế, chẳng hạn như cung cầu, tích lũy và tiêu dung, tính kế hoạch hóa của từng xí nghiệp, từng công ty và tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất hiang hóa Mâu thuẫn tồn tại khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật, mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là một mà nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc lại có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi lại hình thành mâu thuẫn khác
    Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta do đảng khởi xướng và lãnh đạo đã dành được nhiều thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan lieu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy những chuyển biến đó đã đạt được nhiều thành công lớn nhưng trong những thành công đó luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới, đòi hỏi phải được giải quyết và nếu được giải quyết sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
    Với mong muốn tìm hiểu thêm những vấn đề của nền kinh tế, quan điểm lý luận cũng như những vướng mắc trong giải đáp, quy trình xử lý các vấn đề chính trị - xã hội có lien quan đến quá trình tiến hành cải cách trong việc chuyển nền kinh tế, tôi chọn đề tài :” Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” để làm đề tài cho tiểu luận triết học Mác – Lê Nin.






    I. LÍ LUẬN CHUNG
    Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân, trong sinh vật có đồng hóa và dị hóa, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hang và tiền . Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập. ở đây có 2 vấn đề chính sau:
    + Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến.
    + Quá trình vận động của mâu thuẫn.
    1. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến.
    Đối lập với các quan điểm triết học cũ, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng tất cả các sự vật hiện tượng tồn tai trong thực tại khách quan đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn. Sự hình thành và phát triển mâu thuẫn là do câu trúc tự than vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng quy định. Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc vào bất cứ hiện tượng siên nhiên nào, kể cả ý chí của con người. Mỗi sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau. Sự liên hệ, tác động qua lại, đấu tranh chuyển hóa, bài trừ và phủ định lẫn nhau, tạo thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quan của chính bản than các sự vật hiện tượng.
    Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật hiện mới xuất hiện cho tới khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật, hiện tượng, mâu thuẫn hình thành không phải chỉ có một mà có thể có nhiều mâu thuẫn, vì sự vật trong cùng một lác có rất nhiều mặt đối lập. mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác hình thành. Đó chính là những thuộc tính quy định tính quy định tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn.
    2. Quá trình vận động của mâu thuẫn.
    Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm Mặt đối lập là sự khái quát những thuộc tính, những khuynh hướng ngược chiều nhau cùng tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng, tạo nên sự vật, hiện tượng đó . Do đó cần phân biệt rằng không phải bất kì hai mặt đối lập nào cũng thành mâu thuẫn. Bởi vì trong cùng một sự vật hiện tượng khách quan không chỉ tồn tại hai mặt đối lập. Trong cùng một thời điểm cùng tồn tại nhiều mặt đối lập. Chỉ có mặt đối lập là cùng tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể, nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, phủ định và chuyển hóa lẫn nhau. Hai mặt đối lạp như vậy mới gọi là hai mặt đối lập mâu thuẫn. “ Thống nhất” của 2 mặt đối lập được hiểu không phải chúng đứng cạnh nhau mà nương tựa vào nhau, tạo ra sự phù hợp cân bằng như liên hệ phụ thuộc, quy định và ràng buộc lẫn nhau. Mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình và ngược lại. Nếu thiếu một trong 2 mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kì sự vật hiện tượng nào.
    Sự đấu tranh của các mặt đối lập được coi là nguồn gốc sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa của các mặt đối lập là môt quá trình. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành 2 mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết .Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và qúa trình tác động ,chuyễn hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển trong thế giới. V.I.Leenin khẳng định: “ Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
    Từ những mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực khách quan, bất kì sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hóa của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến trên thế giới. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũng mất đi, sự vật mới được hình thành. Sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới.
    Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyển hóa và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn. Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên biến đổi không ngừng. Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình phát triển.
    II. TÍNH TẤT YẾU CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.
    1. Kinh tế thị trường và những đặc điểm:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...