Luận Văn Mâu thuẫn biện chứng trong nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG
    VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

    1.1. Mâu thuẫn biện chứng. 3
    1.1.1. Hiện tượng khách quan và phổ biến của mâu thuẫn. 3
    1.1.2. Sự thống nhất và đáu tranh của các mặt đối lập. 3
    1.1.3. Sự chuyển hoá của các mặt đối lập. 4
    1.2. Kinh tế thị trường. 5
    1.2.1. Khái niệm. 5
    1.2.2. Một số ưu, nhược điểm của kinh tế thị trường. 5
    CHƯƠNG 2
    NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

    THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. 6
    2.1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 6
    2.2. Những mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 6
    KẾT LUẬN 19
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

    LỜI MỞ ĐẦU
    Xã hội loài người đã tồn tại và phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài, trải qua các hình thái kinh tế- xã hội và luôn gắn liền với hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất. Nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất thì sự sống trên toàn cầu sẽ bị huỷ diệt. Như Mác đã nói: “ đứa trẻ con nào cũng biết là một nước sẽ chết đói nếu ngừng lao động, tôi không muốn nói là một năm mà ngay trong một tuần “. Không vượt khỏi quy luật khách quan đó nền sản xuất ra của cải vật chất ở nước ta cũng là nền tảng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ năm 1986 nhận ra những sai lầm trong cơ chế quản lý, sự tụt hậu của kinh tế Việt Nam so với thế giới, Đảng ta quyết định đổi mới nền kinh tế. Đó là chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau khi đổi mới, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn, nhưng đồng thời cũng nảy sinh nhiều khuyết tật và hạn chế. Lịch sử phát triển của sản xuất cũng đã chứng minh rằng: cơ chế thị trường là cơ sở điều tiết nền kinh tế hàng hoá đạt hiệu quả cao, song nó cũng không phải là hiện thân của sự hoàn hảo. Trong đó luôn tồn tại những mâu thuẫn. Những mâu thuẫn ấy đã làm kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới nhưng nó cũng là nguồn gốc của sự phát triển, là động lực cho sự phát triển. Vì vậy, để phát triển kinh tế và xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì việc tìm ra những mâu thuẫn và phương hướng giải quyết những mâu thuẫn ấy là rất cần thiết. Đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài: “ mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” cho bài tiểu luận của mình. Qua bài tiểu luận này, với mong muốn được tìm hiẻu thêm về thực trang nền kinh tế nước ta, những quan điểm lý luận, cũng như những vướng mắc trong giải quyết những quy chế xử lý các vấn đề chính trị- xã hội có liên quan đến qúa trình tiến hành cải cách trong việc chuyển đổi nền kinh tế, để từ đó có thể xác định phương hướng nhiệm vụ cho tương lai của mình. Tôi hy vọng được đóng góp một phần rất nhỏ bé của mình cho sự nghiệp phát triển của nước nhà.
     
Đang tải...