Thạc Sĩ Màu sắc văn hóa trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử vấn đề 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 6
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn . 6
    5. Phương pháp nghiên cứu . 7
    6. Kết cấu của luận văn 7
    NỘI DUNG 8
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA VÀ SÁNG TÁC
    CỦA NHÀ VĂN ĐỖ BÍCH THÚY 8
    1.1. Khái niệm văn hóa và màu sắc văn hóa . 8
    1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 11
    1.2.1. Văn học truyền tải và lưu giữ văn hóa 12
    1.2.2. Văn học điều chỉnh văn hóa 15
    1.2.3. Văn học dự báo văn hóa 16
    1.3. Một số lý thuyết nghiên cứu văn hóa 17
    1.3.1. Duy vật luận (Materialism) . 17
    1.3.2. Đặc thù văn hoá luận (Cultural Particularism) 17
    1.3.3. Chức năng luận (Functionalism) . 18
    1.3.4. Cấu trúc luận (Structuralism) 18
    1.3.5. Tương đối văn hoá luận (Cultural relativism) . 19
    1.4. Vài nét về nhà văn Đỗ Bích Thúy và các phương diện văn hóa trong
    truyện ngắn Đỗ Bích Thúy 20
    1.4.1. Vài nét về nhà văn Đỗ Bích Thúy . 20
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.4.2. Khái lược về màu sắc văn hóa trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy . 22
    Chương 2: DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY 27
    2.1. Văn hóa gia đình . 27
    2.2. Văn hóa sinh hoạt cộng đồng . 40
    2.3. Văn hóa nghệ thuật truyền thống 47
    2.4. Biểu tượng văn hóa . 53
    Tiểu kết 61
    Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN MÀU SẮC VĂN HÓA TRONG
    TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY . 62
    3.1. Nghệ thuật mô tả không gian 62
    3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 69
    3.3. Nghệ thuật mô tả tâm lí nhân vật 76
    3.4. Chi tiết nghệ thuật . 82
    Tiểu kết 86
    KẾT LUẬN 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 90


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Đỗ Bích Thúy là một trong những cây bút tiểu biểu của nền văn học
    đương đại Việt Nam viết về đề tài miền núi. Các sáng tác của chị đã nhận được
    những đánh giá cao với văn phong giản dị, trong sáng và khả năng đi sâu vào
    nội tâm nhân vật. Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng từng đánh giá: “Và tôi không
    ngại khi khẳng định rằng, Đỗ Bích Thúy là một trong những nhà văn nữ xuất
    sắc nhất hiện nay”.[40;8]
    Tiếp nối bước chân của các thế hệ nhà văn đi trước như Tô Hoài,
    Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng , Đỗ Bích Thúy đã đem đến cho văn học Việt
    Nam một cái nhìn mới về văn hóa miền núi. Càng đặc biệt hơn đây là một nhà
    văn nữ, cái nhìn của chị cũng mang những sắc thái độc đáo hơn so với các nhà
    văn thuộc phái mạnh. Miền núi trong các sáng tác của Đỗ Bích Thúy rất nhẹ
    nhàng và tinh tế nhưng lại vô cùng sâu sắc. Một loạt các tập truyện ngắn như
    Sau những mùa trăng, Những buổi chiều ngang cuộc đời, Tiếng đàn môi sau bờ
    rào đá đã tái hiện được cuộc sống của đồng bào vùng cao. Đặt các sáng tác
    đó trong dòng văn học cùng đề tài, chúng ta thấy những nỗ lực trong hành trình
    sáng tạo, thấy được những đóng góp của nhà văn cho văn học nước nhà. Mặc
    dù tuổi đời còn khá trẻ những không thể không thừa nhận Đỗ Bích Thúy là một
    cây bút tài năng và độc đáo trong các nhà văn cùng thế hệ.
    1.2. Một đặc điểm tạo nên cái hay trong các sáng tác miền núi nói chung
    là những nét riêng về văn hóa. Các sáng tác của Đỗ Bích Thúy cũng không năm
    ngoài quy luật đó. Chị đã từng tâm sự: “Trong những tác phẩm của mình, tôi đã
    từng đề cập đến sự xâm lấn của văn minh đô thị đối với miền núi, và tôi cho
    rằng đây vẫn là một đề tài “nóng” đối với văn chương, báo chí. Lấy một ví dụ,
    lâu nay người ta vẫn cưỡi ngựa đi chợ Thế là chả mấy chốc mất cả bao nhiêu
    câu chuyện lãng mạn nảy sinh từ con ngựa thồ (có người còn gọi là “văn hóa
    ngựa thồ” ấy), mất cả kiến trúc truyền thống. Sự mất dần từng ít một đó chính
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    là sự xâm lấn của văn minh đô thị. Nó không phải chỉ ảnh hưởng tới một cá
    nhân nào, nó sẽ làm biến đổi cả một vùng đất.” [20] Tuy nhiên, chúng ta có thể
    thấy, tác giả rất chủ động trong việc tái hiện các không gian văn hóa đang “rạn
    vỡ” đó. Làm nên sự đặc sắc trong các sáng tác của Đỗ Bích Thúy không chỉ là
    văn phong, bút pháp độc đáo mà còn là tình yêu đối với các giá trị văn hóa, với
    cái đẹp đang cần được lưu giữ của miền núi nói riêng và quê hương đất nước
    nói chung.
    1.3. Hướng tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa trong thời
    gian gần đây đã được vận dụng ngày càng nhiều trong nghiên cứu văn học và
    đạt được hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt với các sáng tác mạng đậm dấu ấn vùng miền
    như trường hợp Đỗ Bích Thúy thì hướng tiếp cận này sẽ chỉ ra được vị trí và
    đóng góp của nhà văn trong dòng chảy các sáng tác về dân tộc miền núi. Đây
    chính là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài "Màu sắc văn hóa trong truyện
    ngắn Đỗ Bích Thúy".
    2. Lịch sử vấn đề
    Tuy mới xuất hiện trên văn đàn văn học trong một thời gian không dài
    nhưng những tác phẩm của Đỗ Bích Thúy đã được bạn đọc và giới nghiên cứu
    phê bình đánh giá cao. Các tác phẩm của chị đã trở thành đối tượng khảo sát
    nghiên cứu của một loạt các luận văn trong thời gian gần đây.
    Tác giả Nguyễn Thị Thu với đề tài: Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ
    góc độ thể loại (2012) đã tìm hiểu khá kĩ lưỡng nghệ thuật kết cấu, tạo tình
    huống, ngôn ngữ cũng như giọng điệu trong tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ
    rào đá của nhà văn Đỗ Bích Thúy.
    Trong quá trình quan sát “truyện ngắn hôm nay”, Bùi Việt Thắng nhận
    thấy: “văn học đương đại Việt Nam mang gương mặt nữ” [29]. Thực tế sáng
    tác và từ các cuộc thi trên Tuần báo, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã cho thấy
    điều đó. Sau một số nhà văn như Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Thu Huệ,
    Trần Thanh Hà là Đỗ Bích Thúy liên tục giành giải thưởng cao quý nhất cuộc
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    thi truyện ngắn trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Chu Lai đánh giá cao
    về Đỗ Bích Thúy. Theo ông, thành công của Đỗ Bích Thúy là mang đến cho
    người đọc một “món ăn lạ”, khiến họ được sống trong một mảnh đất lạ mà “tất
    cả được miêu tả dịu nhẹ, chênh vênh, chấm phá, không dài dòng, không đa
    ngôn”. Ông cũng cho rằng: “chất bình dị, xôn xao, chân thật không chỉ là tiêu
    chí trong các cuộc thi văn của Tạp chí mà còn là đặc trưng của nền văn
    học”[18]. Cũng chính yếu tố đó làm nên cái duyên và sức gợi của nhà văn trẻ
    Đỗ Bích Thúy. Chu Lai cũng chỉ ra những nhược điểm của tập truyện Sau
    những mùa trăng là sự thử nghiệm sang mảng đề tài khác còn vụng về, gượng
    gạo (Sông còn chảy mãi, Phía sau kí ức). Những tìm tòi trong cách thể hiện của
    Đỗ Bích Thúy (cảm hứng giọng điệu, cốt truyện ) được Chu Lai ghi nhận
    bước đầu. Trong lời giới thiệu tập truyện ngắn Những buổi chiều ngang qua
    cuộc đời, Nguyễn Hòa khẳng định “trong vài năm trở lại đây, số các cây bút trẻ
    viết về đề tài dân tộc và miền núi không nhiều và Đỗ Bích Thúy là một người
    thành công trong số ít đó”.
    Tác giả Ngô Thị Yên lại đi sâu vào nghệ thuật trần thuật trong sáng tác
    Đỗ Bích Thúy với cách khai thác về điểm nhìn, lời văn, cốt truyện, người trần
    thuật. Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy cũng đã
    đánh giá khá cụ thể về cách tân nghệ thuật của nhà văn này. Đặc biệt luận văn
    đã khảo sát kĩ các kiểu trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy và khẳng
    định chị là cây bút có vị trí quan trong trên văn đàn văn học Việt Nam hiện nay.
    Trong đề đài “Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy” tác giả Phan Thị
    Yến cũng đưa ra những kết luận về nghệ thuật sáng tác của nhà văn này: “Đỗ
    Bích Thúy đã biết nắm bắt, sử dụng có hiệu quả các yếu tố nghệ thuật như trữ
    tình ngoại đề, hồi ức, chi tiết nghệ thuật như một phương tiện hữu dụng làm
    nổi bật lên thế giới tinh thần con người, nhất là người phụ nữ miền núi và từ đó
    nhân vật trở nên sống động, tạo được dấu ấn riêng trong thế giới nhân vật của
    văn xuôi đương đại Việt Nam”. [55,113]
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    Cũng khái thác theo hướng này là đề tài Tìm hiểu một số cách tân nghệ
    thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ 1986 - 2006(Nguyễn Thu
    Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy) của tác giả Nguyễn Thanh Hồng. [14].
    Luận văn đã khảo sát những đóng góp của các nhà văn nữ trong quá trình đổi
    mới nghệ thuật tự sự.
    Nhìn nhận sáng tác của Đỗ Bích Thúy trong mỗi liên hệ với các sáng tác
    về đề tài miền núi, tác giả Nguyễn Quốc Toán trong luận văn Miền núi trong
    sáng tác của Đỗ Bích Thúy lại đi sâu vào quan niệm nghệ thuật về con người
    với các kiểu: Con người tha hóa; con người tâm linh; con người cô đơn; con
    người bi kịch.
    Khai thác sáng tác Đỗ Bích Thúy trong trường nhìn các sáng tác về miền
    núi còn có Đề tài dân tộc và miền núi trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy và
    Phạm Duy Nghĩa của tác giả Mai Thị Kim Oanh; Truyện ngắn về đề tài miền
    núi phía Bắc (Cao Duy Sơn; Đỗ Bích Thúy; Nguyễn Huy Thiệp) của tác giả
    Nguyễn Minh Trường.[51] Các luận văn này cũng trên cơ sở so sánh với các
    nhà văn viết về đề tài miền núi khác để triển khai các nghiên cứu của mình.
    Một đề tài nữa cũng hết sức thú vị về truyện ngắn Đỗ Bích Thúy là Tiếp
    cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn
    học - văn hóa. Ở đề tài này các sáng tác của Đỗ Bích Thúy được triển khai ở
    mục 2.2. Mảng đề tài miền núi và dân tộc thiểu số. Luận văn đi sâu vào khả
    năng tái hiện không gian hiện thực miền núi phía Bắc với những trang văn
    miêu tả phong cảnh giàu chất thơ, phác họa sinh động cuộc sống, sinh hoạt của
    dân miền núi; ở mục 3.2. tác giả luận văn lại đi sâu vào hình ảnh và thân phận
    người phụ nữ dân tộc thiểu số; Đặc biệt ở mục 4.2, luận văn triển khai ngôn
    ngữ như một biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc.[31]. Trong bài Đọc truyện
    ngắn Đỗ Bích Thúy, đăng trên báo VN số 5, (3/2/2007), nhà văn Trung Trung
    Đỉnh viết: " .Đỗ Bích Thúy có khả năng viết truyện về cảnh sinh hoạt truyền
    thống của người miền cao một cách tài tình. Không truyện nào là không kể về
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    cách sống, lối sinh hoạt, nết ăn, nết ở và cả cảnh sinh hoạt lễ hội, phong tục tập
    quán. Truyện nào cũng hay cũng mới, cũng lạ mặc dù tác giả không hề cố ý
    đưa vào những chi tiết lạ. thế mà đọc đến đâu ta cũng sững sờ bởi những chi
    tiết rất đặc sắc chỉ người miền cao mới có". Nhà văn khẳng định: " Tôi có cảm
    giác Đỗ Bích Thúy còn quá nhiều điều để viết về miền rẻo cao xa xôi nhưng
    gần gũi, tuyệt vời đẹp ấy của đất nước ta. Tôi cũng là người mê viết truyện
    ngắn và mê cao nguyên đá kỳ vĩ Hà Giang, nhưng đọc truyện ngắn của Đỗ
    Bích Thúy, tôi thực sự ngả mũ .chào thua! Dẫu đây mới chỉ là mở đầu. Một
    mở đầu mơ ước của một nhà văn" [7]. Vậy là ngay từ những tác phẩm đầu tiên,
    Đỗ Bích Thúy đã "buộc" người ta phải nhớ tới chị qua một văn phong riêng
    đậm chất văn hóa miền núi.
    Còn ở đề tài “Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ góc độ văn hóa”, tác
    giả Nguyễn Thị Hải Hà cũng đã khảo sát 26 truyện ngắn và khẳng định:
    “Thông qua ngòi bút miêu tả tinh tế của nhà văn, thiên nhiên, con người, văn
    hóa miền núi phía Bắc hiện lên sinh động, phong phú và gần gũi. Truyện ngắn
    Đỗ Bích Thúy đã, đang và sẽ giúp người đọc hiểu được nhiều hơn về những nét
    văn hóa đặc sắc của những người con nơi núi rừng nhiều hơn nữa”. [11,2]. Ở đề
    tài này, tác giả chủ yếu khái thác các giá trị văn hóa trong thiên nhiên và con
    người cùng các biểu tượng, ngôn ngữ.
    Qua khảo sát một loạt các luận văn nghiên cứu về truyện ngắn Đỗ Bích
    Thúy, người viết nhận thấy các đề tài mới tiếp cận ở những góc độ nghệ thuật,
    tự sự, thi pháp thể loại và một vài vấn đề về góc độ văn hóa. Để có một cái nhìn
    toàn diện, đa chiều về dấu ấn văn hóa trong sáng tác của nhà văn này thực sự
    vẫn còn nhiều phương diện cần khai thác. Chúng tôi mong muốn có những
    đóng góp để làm sáng tỏ giá trị văn hóa trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy vì vậy
    chúng tôi chọn vấn đề “Màu sắc văn hóa trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy” làm
    đề tài nghiên cứu của mình.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    6
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu: các màu sắc văn hóa trong truyện ngắn
    Đỗ Bích Thúy như văn hóa gia đình, văn hóa sinh hoạt cộng đồng, văn hóa
    nghệ thuật; các biểu tượng và các nghệ thuật thể hiện các phương diện mang
    màu sắc văn hóa ấy.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi khảo sát của luận văn là các tập truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy
    và một số tác phẩm của một số tác giả khác để đối chiếu so sánh khi triển khai
    vấn đề. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên chúng tôi tập trung nhiều hơn vào
    các tác phẩm tiêu biểu của Đỗ Bích Thúy.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn
    4.1. Nhiệm vụ
    - Tổng hợp các quan niệm về văn hóa, mối liên hệ giữa văn học và văn
    hóa, đưa ra các hướng nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa.
    - Khai thác, phân tích, đánh giá các dấu ấn màu sắc văn hóa trong truyện
    ngắn Đỗ Bích Thúy, vai trò của các dấu ân văn hóa trong thể hiện tư tưởng nghệ
    thuật của tác giả và giá trị của dấu ấn văn hóa ấy với tiếp nhận văn học.
    - Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện màu sắc văn hóa trong truyện ngắn Đỗ
    Bích Thúy
    4.2. Đóng góp mới của luận văn
    Tiếp tục hướng nghiên cứu về văn học dưới góc độ văn hóa để lý giải
    một hiện tượng văn học mới như Đỗ Bích Thúy; Từ góc độ đó, đề tài sẽ khẳng
    định thêm giá trị của nhà văn này trên văn đàn văn học, đồng thời cũng muốn
    chỉ ra xu thế chung của văn học sau Đổi mới là tìm về bản sắc văn hóa, là cảm
    hứng trước những biến động thời đại đang làm mai một các giá trị văn hóa
    truyền thống của dân tộc.
    Tìm hiểu nghệ thuật biểu hiện sắc màu văn hóa trong truyện ngắn Đỗ
    Bích Thúy.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    7
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng đồng bộ các phương pháp sau:
    - Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Văn hoá học hình thành trên vùng
    tiếp giáp của các tri thức xã hội và nhân văn về con người và xã hội, nghiên
    cứu văn hoá như một chỉnh thể toàn vẹn với một phạm vi rộng khắp, trong đó
    văn hóa học văn học nghệ thuật như một tiểu hệ thống. Từ cái nhìn văn hóa,
    chúng tôi sẽ tìm thấy những mối quan hệ tương hỗ, biện chứng giữa văn hóa và
    văn học.
    - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để thực hiện đề tài này, luận văn
    cần kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa, . Cái nhìn
    liên ngành sẽ giúp luận văn giải quyết thỏa đáng vấn đề cần nghiên cứu.
    Ngoài ra chúng tôi sử dụng các thao tác nghiên cứu khác như khảo sát,
    thống kê, phân tích, tổng hợp so sánh
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và thư mục Tài liệu tham khảo, luận văn
    được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết và sáng tác của nhà văn Đỗ Bích Thúy
    Chương 2: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy
    Chương 3: Nghệ thuật thể hiện màu sắc văn hóa trong truyện ngắn Đỗ
    Bích Thúy
     
Đang tải...