Tiểu Luận Mất việc làm và chế độ áp dụng đối với người lao động theo bộ luật lao động và tình huống

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Mất việc làm và chế độ áp dụng đối với người lao động theo BLLĐ?
    Một trong những vấn đề liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm mà người lao động (NLĐ), chủ sử dụng lao động (CSDLĐ) và nhà nước quan tâm đó chính là vấn đề việc làm. Thực tiễn pháp lý trong quan hệ lao động hiện nay có rất nhiều lý do khiến NLĐ bị mất việc làm. Có thể nói, mất việc làm là một hiện tượng kinh tế xã hội, tồn tại khác quan trong nền kinh tế thị trường.
    Trên thực tế, có nhiều lý do khiến NLĐ bị mất việc làm. Có thể phân chia các nguyên nhân đó thành 3 nhóm nguyên nhân chính như sau:
    +Nhóm nguyên nhân do lỗi của chính bản thân NLĐ (chẳng hạn như họ vi phạm pháp luật nên bị chủ sử dụng lao động sa thải)
    + Nhóm nguyên nhân do lỗi của NSDLĐ đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải trái pháp luật khiến NLĐ bị mất việc làm
    + Nhóm nguyên nhân không do lỗi của các bên chủ thể trong quan hệ lao động: lý do kinh tế.
    Tùy theo từng loại lý do mà NLĐ mất việc làm được pháp luật quy định những chế độ áp dụng là khác nhau.
    Trường hợp 1: NLĐ bị mất việc làm do chính lỗi của bản thân NLĐ.
    * NLĐ bị NSDLĐ xử lý kỉ luật sa thải vì một trong những lý do sau:
    “a. NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công[SUP]‑[/SUP]nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
    b. NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;”
    (Điều 85 BLLĐ năm 1994, sửa đổi bổ sung năm 2002)
    Theo khoản 2 Điều 42 BLLĐ năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002 thì: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 của Bộ luật này, người lao động không được trợ cấp thôi việc”
    Do vậy, nếu NLĐ bị mất việc do bị xử lý kỉ luật sa thải tại điểm a, b Điều 85 BLLĐ năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002 thì sẽ không được trợ cấp thôi việc
    * NLĐ bị NSDLĐ xử lý kỉ luật sa thải vì lý do quy định tại điểm c Điều 85 BLLĐ năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002: “Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng” và trường hợp NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng (lỗi do NLĐ) thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động đó.
    Theo khoản 1 Điều 42 BLLĐ năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002: Nếu NLĐ này đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, NSDLĐ có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp, nếu có.
    Như vậy, trường hợp NLĐ bị mất việc làm theo quy định Điều 85 BLLĐ và điểm a khoản 1 Điều 38 BLLĐ thì nếu thoả mãn điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 42 thì sẽ được nhận trợ cấp thôi việc.
    Trường hợp 2: NLĐ bị mất việc làm do NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng và NLĐ không có lỗi trong trường hợp này
    Nếu trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ Điều 38 BLLĐ :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...