Thạc Sĩ Mặt trận ngoại giao từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Chính sách đối ngoại của Đảng là biểu hiện cụ thể của chính sách đối nội trên phạm vi quốc tế, phản ánh quan điểm, lập trường của Đảng và lợi ích của cách mạng Việt Nam.
    Chính sách đối ngoại có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng. Sau vấn đề phòng thủ, ngoại giao là một vấn đề cốt yếu cho một nước độc lập. Từ những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám, hoạt động ngoại giao đã góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đấu tranh ngoại giao có tác dụng nâng cao địa vị của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế, cô lập ngày càng cao độ kẻ thù. Cuối cùng, bằng đấu tranh ngoại giao kết hợp với thắng lợi quân sự trên chiến trường, chúng ta đã buộc thực dân Pháp phải cam kết công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương.
    Chặng đường đấu tranh đầy gay go, phức tạp giữa hai thời điểm gắn với hai Hiệp định (6/3/1946 và 21/7/1954) đánh dấu những bước trưởng thành của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng chính là thắng lợi của đường lối đối ngoại do Đảng và Nhà nước ta đề ra.
    Bởi vậy, nghiên cứu đấu tranh ngoại giao từ tháng 3/1946 đến tháng

    7/1954 để làm rõ đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chính phủ trong kháng chiến chống Pháp là điều cần thiết.
    Việc nghiên cứu quá trình đấu tranh ngoại giao từ Hiệp định sơ bộ (3/1946) đến Hiệp định Giơnevơ (7/1954) không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc. Thông qua việc nghiên cứu đấu tranh ngoại
    giao từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho đấu tranh ngoại giao trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.
    Đi sâu tìm hiểu đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp còn giúp cho công tác giảng dạy phần lịch sử dân tộc ở nhà trường phổ thông đạt chất lượng tốt hơn.

    Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: "Mặt trận ngoại giao từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Sử học.



    Mục lục

    MỤC LỤC



    Trang phụ bìa




    Trang


    MỞ ĐẦU . 1

    1. Lý do chọn đề tài . 1

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài . 4

    3.1. Đối tượng nghiên cứu . 4

    3.2. Phạm vi nghiên cứu 5

    3.3. Nhiệm vụ của đề tài 5

    4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu . 5

    4.1. Phương pháp nghiên cứu 5

    4.2. Nguồn tài liệu . 5

    5. Đóng góp của đề tài . 6

    6. Bố cục của đề tài . 6

    Chương 1. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
    (9/1945 - 3/1946) . 7

    1.1. Tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao 7

    1.2. Quá trình đấu tranh ngoại giao dẫn đến Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 10
    1.3. Ý nghĩa của Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 . 25

    Chương 2. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT

    NAM


    TỪ SAU NGÀY 6/3/1946 ĐẾN NĂM 1953 . 30

    2.1. Từ sau ngày 6/3/1946 đến ngày 19/12/1946 30




    2.2. Từ sau ngày 19/12/1946 đến n 38

    2.3. Từ năm 1950 đến năm 1953 . 56

    Chương 3. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TẠI HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN
    TRANH LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG . 68


    3.1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương . 68

    3.2. Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8/5 - 21/ 7/ 1954) . 74

    3.2.1. Mục đích cuộc đàm phán 74

    3.2.2. Tiến trình cuộc đàm phán 77

    3.2.3. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương 84
    3.3. Ý nghĩa Hiệp định Giơnevơ . 87

    KẾT LUẬN 93

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 97

    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...