Thạc Sĩ Mạt – na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC ii
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ 5
    1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MẠT-NA THỨC Ở NƯỚC NGOÀI 5
    1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MẠT-NA THỨC Ở TRONG NƯỚC 13
    Tiểu kết chương 1 17

    CHƯƠNG 2 NHỮNG HƯỚNG TIẾP CẬN MẠT-NA THỨC 18
    2.1. HƯỚNG TIẾP CẬN MẠT-NA THỨC CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ 18
    2.2. HƯỚNG TIẾP CẬN MẠT-NA THỨC TRONG PHẬT GIÁO 27
    2.3. HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM 35
    Tiểu kết chương 2 42

    CHƯƠNG 3 NHỮNG BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA MẠT-NA THỨC 44
    3.1. HỆ THỐNG 8 THỨC CỦA PHẬT HỌC 44
    3.2. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA MẠT-NA THỨC 50
    3.3. BIỂU HIỆN CỦA MẠT-NA THỨC TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC 58
    Tiểu kết chương 3 70

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
    1. KẾT LUẬN 71
    2. KIẾN NGHỊ 72
    CHÚ THÍCH 74

    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 91
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
    I/ Tiếng Việt 92
    II. Tiếng nước ngoài 97

    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Vị trí của mạt-na thức khá nổi bật trong hệ thống lý luận đại thừa, đặc biệt là Duy thức học và Kinh Lăng-già; theo đó, nếu toàn bộ thế giới nằm trong 8 thức, thì mạt-na thức là thức thứ 7. Về mặt Triết học thì thức thứ tám chiếm vị trí quan trọng nhất, nhưng về mặt Tâm lý học thì thức thứ bảy (tức mạt-na thức) chiếm vị trí quan trọng nhất. Vì mạt-na thức được xem là nguồn gốc của cái tôi – một loại phiền não vô minh gây đau khổ cần phải chuyển hóa hay giải thoát thông qua lý tưởng vô ngã – nên việc cá nhân hay cộng đồng hiểu rõ và hiểu đúng mạt-na thức có ý nghĩa phương pháp luận để đạt đến vô ngã, giải thoát hay giác ngộ mà Phật giáo cho là hạnh phúc nội tâm đích thực hơn so với các giá trị hạnh phúc bên ngoài khác.
    Ngoài ra, các khái niệm và thuật ngữ tâm lý gần với mạt-na thức như tâm, tâm thức, ý, ý thức, nhận thức, v.v . không được dùng thống nhất ngay cả trong một học thuyết hoặc một tông phái Phật giáo. Điều đáng nói hơn nữa là các khái niệm đó dường như không được so sánh với Tâm lý học một cách có hệ thống. Sự việc đó khiến những người có trình độ về Tâm lý học muốn nghiên cứu hoặc so sánh với Phật học gặp không ít khó khăn, vì vừa gặp trở ngại về tiếng Hán cổ vừa không thấy có sự thống nhất nội hàm trong các thuật ngữ. Vì vậy, việc hiểu và việc trình bày mạt-na thức trong mối liên hệ với các khái niệm và thuật ngữ sao cho gần gũi với Tâm lý học sẽ giúp ích cho các vị tăng ni thuyết giảng, dạy học và nghiên cứu cũng như giúp ích cho các phật tử hoặc những nhà khoa học có cảm tình với Phật giáo tiếp nhận Phật học được thuận lợi hơn.
    Ở nước ta hiện nay mặc dù phân ngành Tâm lý học tôn giáo đã phát triển, được nghiên cứu và giảng dạy khá nhiều, song những nghiên cứu các tư tưởng và quan điểm của Phật giáo từ góc độ của khoa học tâm lý lại còn rất khiêm tốn, trong đó có vấn đề mạt-na thức. Đến nay, chúng ta vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về mạt-na thức từ góc độ Tâm lý học. Do vậy, kết quả nghiên của của luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án có thể bổ sung cho lý luận của Tâm lý học tôn giáo. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc giảng dạy và nghiên cứu mạt-na thức trong các cơ sở đào tạo của Phật giáo ở nước ta hiện nay.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu nhằm chỉ ra bản chất của mạt-na thức từ góc độ Tâm lý học, từ đó đề xuất các kiến nghị để sử dụng mạt-na thức trong giảng dạy và nghiên cứu của Phật giáo ở nước ta hiện nay.
    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Biểu hiện bản chất của mạt-na thức từ góc độ Tâm lý học.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Mạt-na thức là quá trình phản ánh tâm lý theo cơ chế nhập tâm hóa được biểu hiện ra những khía cạnh cụ thể như nhận thức, nhân cách, ý thức và vô thức.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    5.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về mạt-na thức và những vấn liên quan đến mạt-na thức, các hướng tiếp cận mạt-na thức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...