Luận Văn Mật mã và An toàn thông tin trên mạng máy tính

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 29/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Tầm quan trọng của An ninh truyền thông từ lâu đã được ghi nhận trong quân sự và trong những lĩnh vực hoạt động xã hội – nơi có thể xuất hiện sự uy hiếp đến An ninh Quốc gia. Việc làm chủ an ninh truyền thông và những con số bí mật của nó được công nhận như một tác nhân quan trọng đem lại chiến thắng trong rất nhiều cuộc xung đột quân sự từ nhiều thế kỷ qua, trong đó có cả Thế chiến thứ II ở thế kỷ trước. Với khái niệm này An ninh truyền thông là phương tiện che dấu thông tin và bảo vệ nó không bị bóp méo hay mất mát trong quá trình truyền tin. Việc giải mã các mật mã là những phương tiện làm vô hiệu hoá khả năng an ninh của đối phương.
    Ngày nay hệ thống mạng máy tính đã có những bước phát triển mạnh mẽ, xâm nhập vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Với hệ thống mạng Internet, những dịch vụ như giáo dục từ xa, trao đổi thương mại, giao dịch điện tử, đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, vì là một hệ thống mạng mở, có phạm vi toàn cầu và không có bất kỳ tổ chức nào quản lý nên mạng Internet cũng trở thành môi trường lý tưởng cho các phần tử xấu thực hiện các hành động phá hoại, đánh cắp thông tin gây tổn hại về kinh tế, uy tín của các cơ quan tổ chức và cá nhân tham gia vào hệ thống mạng. Vì vậy vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên mạng máy tính trở thành một yêu cầu tất yếu và quan trọng cả ở góc độ quốc gia và quốc tế.
    Giáo trình an toàn thông tin được xây dựng nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về an toàn thông tin, khai thác sử dụng các dịch vụ an toàn trong hệ thống thông tin, xây dựng một số giải pháp nhằm đảm bảo tính an toàn của hệ thống.
    Nội dung của giáo trình bao gồm:
    Chương I: Tổng quan về An toàn thông tin trên mạng máy tính
    Đưa ra những vấn đề tổng quan về An ninh, an toàn mạng máy tính; các hình thức tấn công phổ biến; các dịch vụ an toàn mạng và một số mô hình mạng đảm bảo an toàn.
    Chương II: Mật mã và An toàn thông tin trên mạng máy tính
    Trình bày những kiến thức cơ bản về Mật mã, các giải thuật mã hoá, một số giao thức mã hoá đảm bảo an toàn; giải pháp xây dựng mô hình ứng dụng sử dụng lý thuyết mật mã để đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình truyền thông trên mạng máy tính.
    Chương III: An toàn Hạ tầng mạng
    Xem xét, phân tích, đánh giá một số mô hình mạng phổ biến trong thực tế; từ đó đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm đảm bảo an ninh an toàn cho hạ tầng hệ thống mạng.
    Chương IV: An toàn ứng dụng mạng
    Cung cấp các kiến thức cơ bản về An ninh, an toàn các dịch vụ cơ bản trên mạng máy tính. Phân tích, đánh giá các nguy cơ đối với các dịch vụ mạng; từ đó đề xuất và triển khai các giải pháp đảm bảo An ninh, an toàn.
    Giáo trình được xây dựng dựa trên các tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, đã tổng hợp được khá đầy đủ các nguy cơ mất an toàn của một Hệ thống Thông tin và các giải pháp để đảm bảo an ninh an toàn. Tuy nhiên, có một thực tế là không có một biện pháp bảo vệ an toàn thông tin dữ liệu nào là an toàn tuyệt đối. Một hệ thống dù được bảo vệ chắc chắn đến đâu cũng không thể đảm bảo là an toàn tuyệt đối. Vì vậy người làm công tác đảm bảo an ninh an toàn phải luôn cập nhật và sử dụng kết hợp nhiều biện pháp mới có thể giảm thiểu tối đa rủi ro đối với Hệ thống thông tin của mình.
    Giáo trình lần đầu tiên được biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc.

    Hà Nội, tháng 11 năm 2010
    Tác giả




    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    MỤC LỤC 3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MẠNG MÁY TÍNH 5
    I. Một số vấn đề về An toàn Thông tin trên mạng máy tính 5
    1. Thực trạng An ninh mạng ở Việt Nam và trên Thế giới 5
    2. Khái niệm An toàn thông tin (ATTT) và một số tiêu chuẩn đảm bảo ATTT trên mạng máy tính 11
    II. Một số hình thức tấn công mạng phổ biến (Attacks) 14
    1. Tấn công thăm dò 15
    2. Tấn công truy nhập 24
    3. Tấn công từ chối dịch vụ (DoS/DDoS) 32
    III. Một số mô hình tổng quan đảm bảo An toàn mạng 34
    1. Mô hình áp dụng cho trung tâm mạng nhỏ 34
    2. Mô hình áp dụng cho trung tâm mạng trung bình 34
    3. Mô hình áp dụng cho trung tâm mạng lớn 35
    CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 36
    CHƯƠNG 2: MẬT MÃ VÀ AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MẠNG 37
    I. Tổng quan về mật mã 37
    1. An toàn thông tin và mật mã 37
    2. Các thuật ngữ và khái niệm mật mã cơ bản 37
    II. Mật mã khoá đối xứng (khóa bí mật) 38
    1. Mô hình mật mã khoá đối xứng 39
    2. Một số hệ mật khoá đối xứng 39
    III. Mật mã khoá công khai (bất đối xứng) 42
    1. Mô hình mật mã khoá công khai và những nguyên tắc của các hệ mã khoá công khai 43
    2. Một số kỹ thuật phân phối khoá công khai 43
    3. Hệ mã khoá công khai RSA 47
    4. Cơ sở hạ tầng khoá công khai PKI (Public Key Infrastructure) 48
    5. Hàm băm và chữ ký số 54
    IV. Một số giao thức mã hoá 57
    1. Giao thức mã hoá tầng 2 mô hình OSI 57
    2. Giao thức mã hoá tầng 3 mô hình OSI – IPSec (IP Security) 59
    3. Giao thức mã hoá tầng 4 mô hình OSI (SSL và TLS ) 60
    4. Giao thức mã hoá tầng 7 mô hình OSI 61
    CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 2 63
    CHƯƠNG 3: AN TOÀN HẠ TẦNG MẠNG 65
    I. Cơ chế dịch địa chỉ (NAT – Network Address Translation) 65
    1. Tổng quan về NAT 65
    2. Triển khai cài đặt và cấu hình NAT Server 68
    II. Mạng LAN ảo (VLAN – Virtual LAN) 73
    1. Tổng quan về VLAN 74
    2. Phân loại VLAN 74
    III. Mạng riêng ảo (VPN – Virtual Private Network) 75
    1. Tổng quan về VPN 76
    2. Giải pháp bảo mật trong VPN 78
    3. Triển khai VPN 79
    IV. Tường lửa (Firewall) 83
    1. Tổng quan về Firewall 83
    2. Các công nghệ Firewall 85
    3. Triển khai Firewall 90
    V. Phát hiện và ngăn chặn xâm nhập (IDS/IPS – Intrusion Detection System/Intrusion Protection System) 95
    1. Tổng quan về phát hiện và phòng chống xâm nhập IDP (Intrusion Detection Prevention) 95
    2. Phân loại IDS/IPS 97
    3. Một số sản phẩm IDS/IPS 100
    VI. An toàn mạng không dây 102
    1. Tổng quan về mạng không dây 102
    2. Một số hình thức tấn công mạng WLAN 104
    3. Giải pháp phòng chống 107
    CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 3 113
    CHƯƠNG 4: AN TOÀN ỨNG DỤNG MẠNG 115
    I. Kiểm soát truy nhập mạng 115
    1. Điều khiển truy nhập 115
    2. Các phương pháp chứng thực (Authentication) 115
    3. Các phương pháp cấp quyền (Authorization) 122
    4. Giám sát thống kê (Accounting) 122
    II. An toàn dịch vụ Web 123
    1. Tổng quan về an toàn Web 123
    2. Một số hình thức tấn công Web và giải pháp phòng chống 126
    3. Triển khai giải pháp đảm bảo an toàn Web 139
    III. An toàn dịch vụ Email 141
    1. Tổng quan về an toàn Email 141
    2. Một số hình thức tấn công Email 142
    3. Triển khai dịch vụ Email đảm bảo an toàn 147
    IV. Virus và phần mềm gây hại 151
    1. Tổng quan về Virus máy tính 151
    2. Một số giải pháp phòng chống Virus máy tính 162
    CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 4 166
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 168
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...