Tiểu Luận Mặt chất và lượng của giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu

    Kinh tế chính trị Mác-Lênin có vai trò quan trọng trong đời sống Xã

    hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay yêu cầu học tập,

    nghiên cứu kinh tế chính trị Mác-Lênin càng được đặt ra một cách bức

    thiết, nhằm khắc phục lạc hậu về lý luận kinh tế, sự giáo điều, tách rời

    lý luận với cuộc sống, góp phần hình thành tư duy kinh tế mới. Nước ta

    đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,

    mà nền kinh tế thị trường thì luôn gắn liền với các phạm trù và các quy

    luật kinh tế của nó. Trong đó có phạm trù giá trị thặng dư hay nói cách

    khác “sự tồn tại giá trị thặng dư là một tất yếu khách quan ở Việt Nam

    khi mà ở Việt Nam ta đang áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng

    XHCN”.Tuy nhiên hiện nay chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị

    trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN nhưng trong chừng

    mực nào đó vẫn tồn tại thành kiến đối với các thành phần kinh tế tư

    nhân, tư bản, coi các thành phần kinh tế này là bóc lột, những nhận thức

    này không thể xảy ra với một số cán bộ, đảng viên làm công tác quản lý

    mà còn xảy ra ngay trong những người trực tiếp làm kinh tế tư nhân ở

    nước ta. Mà theo lý luận của Mác thì vấn đề bóc lột lại liên quan đến

    “giá trị thặng dư”. Vì thế việc nghiên cứu về chất và lượng của giá trị

    thặng dư sẽ giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn về con đường đi lên

    xây dựng CNXH ở Việt Nam mà đảng và nhà nước ta đã chọn. Với kiến

    thức còn hạn hẹp bài viết này chỉ nêu ra những nội dung cơ bản của “giá

    trị thặng dư” , cùng một vài ý nghĩa thực tiễn rút ra được khi nghiên cứu

    vấn đề này và một số ý kiến để việc vận dụng “giá trị thặng dư” trong

    nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

    Bài viết này được chia thành 3 chương:

    Chương I: Mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư. ý nghĩa thực

    tiễn của vấn đề nghiên cứu đối với nước ta khi chuyển sang nền kinh tế

    thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa

    Chương II: Thực trạng việc nghiên cứu và vận dụng giá trị thặng dư ở

    nước ta hiện nay

    Chương III: Một số gải pháp để vận dụng lý luận giá trị thặng dư

    nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước

    ta hiện nay

    Bài viết đã được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo

    hướng dẫn, đồng thời được sự giúp đỡ của thư viện trường về nhiều tài

    liệu tham khảo bổ ích.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...