Tiểu Luận Mất cân bằng kinh tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    MẤT CÂN BẰNG KINH TẾ
    A. Đặt vấn đề:



    Sự phát triển kinh tế giữa các khu vực luôn luôn có sự khác nhau vì nó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố liên quan đến sự phân bố không gian. Mất cân bằng tức là có khoảng cách đối với một chuẩn mực nhất định. Đặc biệt sự ra đời và sự phát triển của các sản phẩm mới thì càng bị phụ thuộc rõ ràng hơn. Có những khu vực có điều kiện phát triển thuận lợi hơn khu vực khác. Vì vậy không phỉa ở đâu cũng có sự phát triển tốt. Có nghĩa là tính đồng đều và phát triển kinh tế không đạt được.


    B. Nội dung:
    1. Vùng cơ sở lý luận:
    a. Vùng kinh tế:
    - Vùng kinh tế là một không gian kinh tế xác định đặc thù của quốc gia, là một tổ hợp kinh tế lãnh thổ tương đối hoàn chỉnh có chuyên môn hóa kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp
    - Các đặc trưng của vùng kinh tế
    + Tính chuyên môn hóa
    + Tính tổng hợp
    + Tính mở
    +Tính động
    - Cơ cấu vùng kinh tế:
    + Yếu tố sản xuất
    + Yếu tố kết cấu hạ tầng
    + Yếu tố dân số và nguồn lao động
    + Yếu tố tài nguyên thiên nhiên
    - Phân loại vùng kinh tế:
    Có nhiều cách để phân laoij vùng kinh tế khác nhau:
    + Nếu căn cứ vào mức độ đồng nhất của các yếu tố cấu thành vùng thì ta chia vùng kinh tế thành 2 loại: vùng kinh tế đồng nhất và vùng kinh tế không đồng nhất
    + Nếu căn cứ vào mức độ chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp của vùng thì chúng ta chia thành vùng kinh tế ngành và vùng kinh tế tổng hợp.


    b. Phát triển kinh tế vùng:
    Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, các hoạt động sản xuất ngày càng được chai thành các dạng, các loại hình nhỏ hơn. Quá trình này được gọi là phân công lao động theo ngành. Có thể nói phân công lao động theo ngành sẽ dẫn đến việc sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các ngành chuyên sâu và chi tiết. Đến lượt mình sự ra đời của các ngành đòi hỏi phải được phân bổ vào một vùng nào đó, một địa điểm nào đó. Việc phân bổ khách quan các cơ sở, các ngành vào các vùng được gọi là phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ và phân công lao động theo ngành kết hợp với nhau tạo thành phân công lao động xã hội.


    Như vậy một ngành mới ra đời bao giờ cũng đòi hỏi khách quan được phân bổ vào một vùng thích hợp. Trong khi đó mỗi vùng lại có những đặc điểm riêng, điều kiện riêng nên chỉ thích hợp với yêu cầu của một số ngành nhất định, chứ không phải là phù hợp với tất cả các ngành. Chính điều này làm cho mỗi vùng có cơ cấu khác nhau, bộ mặt kinh tế xã hội khác nhau, hình thành nên nét riêng biệt của vùng.


    2. Khoảng cách phát triển giữa các vùng:
    Như đã nói ở trên sự phát triển kinh tế giữa các khu vực luôn có sự khác nhau vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng ở đây sự phát triển không đồng đều đó ta chỉ xét ở 2 khía cạnh chính:
    Sự chênh lệch về thu nhập và mức sống
    Sự mất cân bằng về phân bố dân cư và phân bố các hoạt động kinh tế
    2.1. Sự mất cân bằng về thu nhập và mức sống:
     
Đang tải...