Luận Văn Marketing xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của việt nam sang thị trường liên minh châu âu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD
    MỤC LỤC
    Trang


    LỜI MỞ ĐẦU 01

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MARKETING XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM SỨ SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2012-2020 04
    1.1. Tổng quan về marketing 04

    1.1.1. Khái niệm và bản chất của marketing . 04

    1.1.2. Những yếu tố cầu thành của marketing xuất khẩu . 05

    1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing xuất khẩu 06

    1.1.4. Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp xuất khẩu 07

    1.2. Tổng quan mặt hàng gốm sứ Việt Nam và tiềm năng xuất khẩu của mặt hàng gốm sứ Việt nam 08
    1.2.1. Tổng quan mặt hàng gốm sứ Việt Nam 08

    1.2.2. Tiềm năng xuất khẩu gốm sứ Việt Nam . 09

    1.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Việt Nam . 09

    1.2.2.2. Những thị trường nhập khẩu gốm sứ Việt Nam 10

    1.2.3.Cạnh tranh trên “sân chơi” quốc tế 12

    1.3. Tổng quan thị trường gốm sứ của EU 12

    1.3.1. Khái quát thông tin về thị trường và nhu cầu nhập khẩu gốm sứ của EU 12

    1.3.1.1. Khái quát thông tin về thị trường EU 12

    1.3.1.2. Tình hình nhập khẩu gốm sứ của EU 13

    1.3.2. Tâm lý tiêu dùng mặt hàng gốm sứ của EU . 15

    1.3.3. Cấu trúc và hệ thống phân phối ở EU . 15

    1.3.4. Những rào cản thương mại cần chú ý khi xuất khẩu gốm sứ sang EU 16

    1.3.4.1. Thuế quan 16

    1.3.4.2. Hạn ngạch 17

    1.3.4.3. Các tiêu chuẩn đối với mặt hàng gốm sứ nhập khẩu vào EU 17


    1.4. Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2012-2020
    1.4.1. Giúp tăng cường mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU . 18

    1.4.2. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước . 20

    1.4.3. Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập dân cư 21

    1.4.4. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế công nghiệp 21

    1.4.5. Khai thác triệt để lợi thế so sánh của nước ta so với các nước khác 22

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM SỨ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN
    2002-2010 23

    2.1. Thực trạng hoạt động marketing đối với việc xuất khẩu mặt hàng gốm sứ

    của Việt Nam sang thị trường EU . 23

    2.1.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 23

    2.1.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu 24

    2.1.3. Các công cụ marketing hỗn hợp trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp 26
    2.1.3.1 Chiến lược sản phẩm 26

    2.1.3.2 Chiến lược giá . 30

    2.1.3.3. Chiến lược phân phối . 32

    2.1.3.4. Chiến lược xúc tiến xuất khẩu . 35

    2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing đối với mặt hàng gốm sứ xuất khẩu sang EU của các doanh nghiệp Việt Nam 36
    2.2.1. Sự biến đổi của thương mại quốc tế tại thị trường EU . 36

    2.2.2. Tính chất và mức độ cạnh tranh của thị trường 37

    2.2.3. Khả năng và tiềm lực doanh nghiệp . 39

    2.2.3.1. Nguồn nguyên liệu sản xuất 39

    2.2.3.2. Nguồn nhân lực 39

    2.2.3.3. Quy mô sản xuất 41

    2.3. Nhận xét chung . 41


    2.3.1. Thành tựu 41

    2.3.2. Hạn chế . 43

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM SỨ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2012-2020 . 47
    3.1. Triển vọng tăng cường hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2012-2020 47
    3.1.1. Cơ hội 47

    3.1.2. Thách thức 49

    3.2. Định hướng cho hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2012-2020 50
    3.2.1. Định hướng phát triển chiến lược cho ngành . 50

    3.2.2. Phát triển một ngành gốm sứ bền vững 50

    3.3. Một số giải pháp tăng cường hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2012-2020
    3.3.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu . 51

    3.3.1.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu . 51

    3.3.1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu 53

    3.3.2. Các giải pháp cho hoạt động marketing mix 54

    3.3.1.2. Giải pháp về sản phẩm . 54

    3.3.2.2. Giải pháp về giá . 58

    3.3.2.3. Giải pháp về phân phối 60

    3.3.2.4. Chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 61

    3.3.3. Các giải pháp hỗ trợ khác . 62

    3.3.3.1. Về phía Vietcraft . 62

    3.3.3.2. Về phía Bộ Công Thương 63

    3.3.3.3. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo . 65

    3.3.3.3. Về phía doanh nghiệp 65

    KẾT LUẬN 68

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 70


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Xuất khẩu là hoạt động ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Đây được xem là động lực để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội phát triển xuất khẩu cho các mặt hàng khác nhau, trong đó có mặt hàng gốm sứ .
    Sản xuất gốm mỹ nghệ Việt Nam là một nghề thủ công cổ truyền và rất đặc đáo của dân tộc Việt Nam, từ lâu đã phát triển khắp mọi miền của đất nước.Không ít đồ gốm nước ta đã được làm ở trình độ tương đối cao và nổi tiếng khắp thế giới. Trong suốt nhiều thế kỉ, nước ta đã xuất khẩu đồ gốm sang các nước không chỉ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương mà cả châu Âu. Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của nước ta đã liên tục tang. Năm 1995 doanh thu xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ chỉ đạt 22 triệu USD thì đến năm 2000 chạm mốc 100,8 triệu USD, gần gấp 5 lần kim ngạch năm 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn này đạt gần
    80%. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ đạt 123,5 triệu USD và đặc biệt đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ có sự tăng trưởng nhảy vọt, đạt 174 triệu USD

    Một trong những thị trường trọng tâm của xuất khẩu gốm sứ Việt Nam là EU.Năm 2005, trong số 15 thị trường xuất khẩu chính của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thì có tới 7 nước của EU, chiếm tỷ trọng 42%, tương đương khoảng 241 triệu USD và gấp 4 lần lượng xuất khẩu sang Nhật Bản hay Hoa Kỳ Tuy nhiên, những con số trên chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường này. Một trong những nguyên nhân quan trọng là hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ chưa được đầu tư một cách đúng mức, tiến hành một cách khoa học và chuyên nghiệp. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả marketing là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gốm sứ sang thị trường EU. Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học vào việc ứng dụng thực tế cho ngành hàng, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường EU” nhằm giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ Việt Nam có cái nhìn toàn cảnh và giải pháp đầu tư đúng mức vào hoạt động marketing nhằm xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường EU.
    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

    Trên cơ sở phân tích tổng quan về marketing và sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2012-2020, nêu lên thực trạng hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU trong đai đoạn 2007-2012, từ đó đề tài đề ra một số giải pháp phát triển hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2012-2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động marketing đối với mặt hàng gốm sứ của Việt Nam xuất khẩu sang EU.

    - Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng xuất khẩu và hoạt động marketing nhằm xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2007-
    2012, các giải pháp được áp dụng cho giai đoạn 2012-2020.

    - Phạm vi không gian: các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gốm sứ sang thị trường EU.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh , phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu dựa trên các số liệu sơ cấp, thứ cấp thu thập được, số liệu từ các niên giám thống kê, các tạp chí chuyên ngành, sách báo, internet và các tài liệu liên quan khác để tăng thêm tính thuyết phục.
    5. Kết cấu của đề tài

    Nội dung nghiên cứu được kết cấu trong 3 chương:

    - Chương 1: Lý luận cơ bản về marketing và sự cần thiết phải tăng cường hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2012-2020.
    - Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2007-2012.

    - Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động marketing để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2012-
    2020.
     
Đang tải...