Luận Văn Marketing và vấn đề ứng dụng ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Marketing và vấn đề ứng dụng ở VN trong xu thế hội nhập quốc tế


    Lời mở đầu
    Sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật, công nghệ trong suốt những thập kỷ vừa qua đã ảnh hưởng tới sự thay đổi trong môi trường Marketing quốc tế. Hoạt động quốc tế ngày càng trở lên sôi động hơn. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đã , đang và sẽ còn tạo ra cả những thức mới cho các doanh nghiệp .
    Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã có những bước bứt phá ngoạn mục, đưa sản phẩm của mình hiện diện trên phạm vi thế giới. Họ không những đã nắm bắt được cơ hội mà còn có khả năng biến thách thức thành cơ hội. Vậy đâu là chìa khoá vạn năng giúp họ mở được mọi cánh cửa thị trường ?
    Qua nghiên cứu thành công của một số doanh nghiệp lớn trên thế giới cho thấy vai trò quan trọng của Marketing quốc tế. Đây là một trong những bộ phận năng động nhất giúp doanh nghiệp thích nghi và gắn kết với thị trường , do đó, nó ảnh hưởng tới sự sống còn của doanh nghiệp .
    Vì vậy, việc nghiên cứu những kinh nghiệm xây dựng chiến lược Marketing của một số doanh nghiệp lớn trên thế giới có ý nghĩa to lớn, không chỉ về mặt lý luận mà cả trong thực tiễn. Nó giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn lý thuýết Marketing, gắn lý thuyết với sự vận dụng, soi sáng lý thuyết từ thực tiễn đầy biến động. Những gì rút ra được sẽ là hành trang quý báu cho mỗi doanh nghiệp khi muốn tiếp cận với thị trường mới. Điều này đặc biệtcó ý nghĩa đặc biệt đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xu hướng hội nhập quốc tế đang diễn ra từng ngày từng giờ. Với việc gia nhập AFTA, APEC và tiến tới trở thành viên WTO, cơ hội xâm nhập thị trường nước ngoài cũng đồng nghĩa với thách thức nguy cơ đòi hỏi doanh nghiệp việt nam phải có kiến thức, kinh nghiệm xây dựng chiến lược Marketing quốc tế một cách khoa học và bài bản.
    Do tích thiết thực của đề tài như vậy nên chúng tôi xin mạnh dạn tham gia nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chiến lược Marketinh quốc tế của một số doanh nghiệp lớn trên thế giới. Về mặt phương pháp, chúng tôi đã cố gắng vận dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp chặt chẽ giữa lôgic và lịch sử, lý luận và thực tiễn. Các phương pháp khái quát hoá, phân tích và tổng hợp cũng được vận dụng trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, do còn hạn chế trong nhận thức và khả năng, đặc biệt khả năng thực tế cũng như do khuôn khổ có hạn của bài viết, một số sai sót và non nớt về mặt phương pháp là khó tránh khỏi. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến.
    I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về Marketing, Marketing quốc tế và xây dựng chiến lược Marketing quốc tế.
    1.Marketing
    Marketing tự bản thân đã vận động qua một quá trình phát triển : Từ thực tiễn đến khoa học, từ truyền thống đến hiện đại và ngày càng đi vào chiều sâu. Trước đây, Marketing chỉ đơn giản được hiểu là nỗ lực bán hàng với hai công cụ chủ yếu : Quảng cáo và khuyến mại. Quan niệm này chỉ mới nhìn thấy được vẻ bề ngoài, cái váng lên trên của bản chất, và theo đó, Marketing còn là hoạt động mang tính thụ động nhằm giải quyết hậu quả của sản xuất. Quan niệm hiện đại cho rằng:” Marketing là một quá trình nhắm lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch : định giá, xúc tiến, truyền bá ý tưởng, phân phối hàng hoá và cung ứng dịch vụ nhằm thoả mãn mục tiêu của cá nhân hoặc của các tổ chức”( Định nghĩa của Hiệp hội quản lý Hoa Kỳ). Nhiệm vụ của Marketing chính là chuyển nhu cầu khách hàng thành cơ hội tạo ra lợi nhuận.Tuy nhiên, Marketing hiện đại không chịu ảnh hưởng một cách thụ động từ phía thị trường mà còn phải tìm cánh nỗ lực tác động lên nhu cầu thị trường, gợi mở nhu cầu và nắm bắt cơ hội mới cho sản phẩm mới. Do vậy, Marketing là một bộ phận chủ độngvà năng động giúp doanh nghiệp tồn tại và thích nghi trong một thế giới luôn luôn thay đổi, một thế giới của sự cạnh tranh gay gắt.
    Marketing được nhìn nhận dưới một góc độ vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Là một khoa học , Marketing có hệ thống nguyên tắc, lý luận riêng, đặc thù , mang tính khách quan. Tuy nhiên, nó cũng là một nghệ thuật, do vậy, doanh nghiệp đòi hỏi phải sáng tạo, theo đuổi một chính sách Marketing năng động, marketing sáng tạo, đa dạng và nhạy cảm . Bởi không một khuôn mẫu nào là chuẩn mực cho tất cả. Mỗi doanh nghiệp tự tìm cho mình một con đường đi riêng, một nghệ thuật kinh doanh dựa trên những “ viên đá tảng” lý luận là cơ sở cho viễc xây dựng chiến lược Marketing của mỗi doanh nghiệp .
     
Đang tải...