Luận Văn Marketing trong thương mại điện tử.

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Có thể thấy Marketing trong thương mại điện tử mang tính kế thừa Marketing truyền thống và là sự ứng dụng của Marketing trong môi trường kinh doanh thương mại điện tử. Mục đích của Marketing trong thương mại điện tử chính là nhằm bổ sung thêm những nguyên tắc mới, với những phưong tiện hiện nay đã sẵn có, và trong tương lai không xa sẽ trở nên phổ cập. Khi trang web đầu tiên trên thế giới ra đời vào cuối năm 1990, tác giả Tim Berners-Lee cũng mới chỉ có ý tưởng kết nối các máy tính cá nhân trên thế giới để mọi người đều có thể dễ dàng sử dụng cơ sở dữ liệu chung . Vượt ra khỏi ý tưởng ban đầu, ngày nay mạng Internet không chỉ là kho thông tin khổng lồ sẵn sàng mở cửa đón nhận người sử dụng ở khắp mọi nơi, mọi lúc mà đã làm thay đổi đáng kể mọi mặt đời sống văn hoá, xã hội và nhất là trở thành một công cụ kinh doanh đầy quyền lực khi chúng ta vừa bước sang thiên niên kỷ thứ ba trong xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ . Đối với các doanh nghiệp, ảnh hưởng của công nghệ thông tin lên các mặt quản lý, sản xuất, kimh doanh cũng ngày càng rõ nét . Giờ đây, không ai có thể phủ nhận tác động của thương mại điện tử đối với môi trường kinh doanh cũng như các phương tiện và cách thức kinh doanh của mỗi doanh nghiệp . Tuy nhiên, không nên vì thế mà để bị ám ảnh bởi những nhận thức sai lệch về những gì Internet có thể đem lại , mà cần có sự nhận thức, đúng đắn, đầy đủ và chính xác về bản chất, nội dung và đặc điểm của Internet cũng như những tác động của nó đến kinh doanh trong môi trường thương mại điện tử. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất đặt ra cho các doanh nghiệp là phải hiểu thấu đáo về những lợi ích và nguy cơ mà Internet và thương mại điện tử đem đến cho kinh doanh nói chung và cho doanh nghiệp của mình nói riêng . Vấn đề quan trọng tiếp theo là phải xác định đúng hướng và trọng điểm kinh doanh trong điều kiện mới , trên cơ sở đó tính toán và có hướng đầu tư thích hợp . Ngoài các điều kiện kỹ thuật tối thiểu cần được đáp ứng, các doanh nghiệp không nên quên rằng những doanh nghiệp bước đầu thành công trên Internet tuy bỏ khá nhiều vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị kỹ thuật- tin học, nhưng , theo một báo cáo của nhóm tư vấn Boston Consulting Group, khoảng 75 - 80% tổng vốn đầu tư lại dành cho các yếu tố khác, trong đó yếu tố con người được xem là quan trọng nhất . Không nhận thức đúng đắn vai trò của con người trong môi trường kinh doanh tưởng như ngày càng "vô danh" này thì nhất định không thể xây dựng và duy trì dược mối quan hệ với đối tượng khách hàng của mình . Internet có thể làm biến mất khái niệm tương đối về khoảng cách trong môi trường kinh doanh" ảo" và trong một chừng mực nào đó có thể làm giảm đáng kể các chi phí, nhưng Internet không thể làm thay công việc của bộ óc và thậm chí của cả trái tim, trong quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng . Rõ ràng chiến lược Marketing hỗn hợp trong môi trường kinh doanh" ảo" chỉ mang đầy đủ ý nghĩa của nó khi được xây dựng trên nền tảng của yếu tố" thật" nhất, cốt lõi nhất và cũng là yếu tố quý giá nhất : niềm tin của khách hàng và sự chân thành của doanh nghiệp. Đây chính là điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý . Không thể phủ nhận rằng cơ sở hạ tầng về kỹ thuật ( mà cụ thể là Internet) ở nước ta còn rất nhiều yếu kém và bất cập, kinh doanh thương mại điện tử hầu như chưa được phát triển(*10), nhưng nhữnh áp lực mà thương mại điện tử tạo ra cho các doanh nghiệp đã ngày một rõ nét. Không để Internet làm cho hoảng loạn mà cũng không quá coi thường tác động của nó là một việc làm cần thiết đối vơí một doanh nghiệp Việt Nam . Quả thực, Internet là một phương tiện kỹ thuật hiện đại nhưng không thể tự nó đem lại văn minh cho người sử dụng . Chừng nào mà khách hàng chủ động hỏi thông tin doanh nghiệp song vẫn không được hồi âm kịp thời thì chừng đó máy móc vẫn chỉ là máy móc, chừng nào mà trang web được lập ra chỉ để có, chứ không được cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời thì có khi công nghệ thông tin lại đem đến hiệu ứng ngược . Doanh nghiệp phải luôn tâm niệm rằng, văn minh thương mại chỉ có thể được xây dựng và tồn tại bền vững dựa trên yếu tố con người và mối quan hệ giữa con người với con người, dù là trong môi trường thật hay ảo.
    Ngày nay, vai trò của thông tin trong kinh doanh là không thể coi nhẹ. Sự cạnh tranh về thông tin ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Trong thương mại điện tử, yếu tố không gian có thể coi là đã bị loại bỏ một cách tương đối, vì vậy yếu tố thời gian đã gây sức ép đáng kể lên thái độ và hành vi của các doanh nghiệp . Doanh nghiệp không chỉ cần thông tin mà họ cần thông tin kịp thời, nhanh chóng, Internet đã tạo cho các doanh nghiệp cơ hội ấy. Nhưng không vì thế mà cho phép doanh nghiệp vượt qua ngưỡng an toàn và bỏ qua tính chính xác, hay độ tin cậy của thông tin. Chính Internet sẽ đào thải một cách không thương tiếc những doanh nghiệp nào chạy theo thông tin một cách mù quáng, không chọn lọc, thiếu suy nghĩ. Kho thông tin mà Internet đem lại chỉ thực sự hữu ích đối với kinh doanh khi nó được tiếp cận và xử lý trên quan điểm kinh doanh hiện đại. Và quan điểm hiện đại ấy muốn nói rằng, trong môi trường kinh doanh mới mẻ mà nhân loại đã, đang và sẽ tiếp cận ở mức độ khác nhau, chiến lược Marketing hiện đại vẫn cần được xây dựng trên nền tảng của một quan điểm truyền thống : coi trọng nhu cầu của khách hàng và giá trị quan hệ với khách hàng. Trong mọi trường hợp, Marketing trong thương mại điện tử không nhằm, cũng không thể thay thế được, mà kế thừa Marketing truyền thống và chứng minh rằng quan điểm truyền thống ấy vẫn luôn mang tính thời đại.
    Kết cấu bài tiểu luận:
    I. Tổng quan về thương mại điện tử.
    II. Mô hình Marketing trong Thương mại điện tử.
    Tài liệu tham khảo (*1): Giáo trình Marketing lý thuyết, trường đại học Ngoại thương, NXB Giáo dục, 2000, tr.31
    (*2): Tính từ ảo ở đây tạm hiểu là các tác nhân mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được như trong thương mạI truyền thống
    (*3): Giáo trình Marketing lý thuyết, sách đã dẫn, tr.171
    (*4): Nhận định của Website thông tin Internet: www.internet.com
    (*5): Giáo trình Marketing lý thuyết, sách đã dẫn, tr.39
    (*6): Kotler on Marketing, Phillip Kotler, NXB The Free Press, 1999, tr.213
    (*7): Thường được biết đến dưới tên gọi 4P trong tiếng Anh, gồm Product- Price- Place và Promotion
    (*8): The 22 Immutable laws of Marketing: Violate them at your own risk, NXB Harper Business, 1994
    (*9): The one to one Future: Building Relationships one Customer at a time, NXB Currency/Doubleday, 1997
    (*10): Số liệu về tình hình phát triển của Internet và thương mại điện tử ở Việt Nam được cập nhật và đăng tải thường xuyên trên trang thông tin:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh.
     
Đang tải...