Luận Văn Marketing trong doanh nghiệp xây dựng

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Marketing trong doanh nghiệp xây dựng

    CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING.
    I. Sự ra đời và phát triển của Marketing:
    Đặc trưng lớn nhất của hàng hoá là nó được sản xuất ra để bán. Do đó bán hàng là một trong những khâu quan trọng nhất của tái sản xuất hàng hoá và cũng là khâu quan trọng nhất của kinh doanh. Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của kinh doanh. So với các khâu khác trong quá trình tái sản xuất, khâu bán hàng có một số đặc trưng như: thể hiện tập trung mâu thuẫn của người mua và người bán, thế mạnh của doanh nghiệp và của sản phẩm được thể hiện rõ nhất. Đồng thời các mặt yếu cũng được tập trung ở đây: cạnh tranh quan hệ sản xuất và tiêu dùng quan hệ tiền hàng cũng qua khâu này mà gặp nhau . sản xuất hàng hoá càng phát triển, nhu cầu buôn bán càng lớn, các đặc trưng và các mâu thuẫn này càng được thể hiện rõ nét hơn. Các mâu thuẫn đó tồn tại khách quan trong quá trình kinh doanh và gắn liền với khâu bán hàng.
    Dù là những doanh nghiệp nhỏ hay các doanh nghiệp lớn đã hoạt động trên thương trường, họ muốn tồn tại thì không thể lẩn tránh được những mâu thuẫn đó. Giải quyết các mâu thuẫn này được thực hiện ở khâu bán hàng. Tuỳ theo những điều kiện cụ thể của sự phát triển hàng hoá và của các mâu thuẫn gắn với nó mà các nhà kinh doanh phải tìm ra các giải pháp khác nhau để giải quyết các mâu thuẫn trên. Đó chính là cơ sở, là nguồn gốc của sự ra đời Marketing. Sẽ không là khoa học nếu cho rằng sự ra đời của Marketing là do yêu cầu giải quyết mâu thuẫn khủng hoảng thừa của TBCN. Đây chỉ là yếu tố bức bách buộc các nhà khoa học cũng như các nhà kinh doanh phải phát triển lí luận Marketing cho phù hợp với những điều kiện mới. Thuật ngữ Marketing có nguồn gốc từ tiếng Anh (Marketing là thị trường, là cái chợ) được quốc tế hoá sử dụng trực tiếp mà không dịch ngữ. Từ những năm đầu thế kỉ 20, các nhà kinh doanh nội ngoại thương của Nhật, Anh, Mỹ, Trung Quốc .đã có những chủ trương khẩu hiệu: hãy bán hàng mà khách cần, khách hàng không mua hãy vui vẻ nhận lại .Với các chủ trương này, các nhà kinh doanh thương nghiệp đã bán hàng nhanh hơn, khối lượng bán lớn hơn và lợi nhuận thu cũng nhiều hơn. Các nhà kinh doanh nhận thức được là không có thị trường, không có người tiêu thụ thì không thể tiến hành sản xuất và không thể có lợi nhuận, không thể có sự giàu sang. Giai cấp tư sản coi trọng thị trường, chú trọng nhiều hơn đến người tiêu dùng. Nhờ nhận thức này thì Markering bao hàm một ý nghĩa rộng lớn và mở rộng lĩnh vực, phạm vi, đối tượng và được ứng dụng rộng rãi hơn. Do đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và của thị trường thì các nhà kinh doanh không thể chỉ dừng lại ở hoạt động “ làm thị trường” mà họ phải liên kết, phân công nhau cả trong khâu đưa hàng ra thị trường (tổ chức kênh lưu thông). Với các biện pháp này thì các nhà kinh doanh đã tạo ra được sự thống nhất giữa cung ứng hàng hoá ra thị trường và bán hàng. Do vậy, hàng hoá được bán nhiều hơn, lợi nhuận thu được ngày càng lớn. Trong suốt một thời kì dài, từ đầu thế kỷ 20 đến trước chiến tranh thế giới lần thứ II, Marketing chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại, tức là đã có hàng hoá và tìm cách đem đi bán để thu lợi nhuận. Ở giai đoạn này người ta gọi là Marketing truyền thống. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai thì Marketing không chỉ còn giới hạn hẹp trong phạm vi thương mại mà nó đã bao trùm tất cả những mặt của đời sống xã hội. Và Marketing truyền thống xưa kia ngày nay đã phát triển thành Marketing hiện đại. Marketing hiện đại bao gồm các hoạt động tính toán, suy nghĩ, ý đồ từ trước khi sản phẩm ra đời đến hoạt động tiêu thụ, dịch vụ sau bán hàng . Nó trở thành giao điểm của nhiều quá trình kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, thể thao, quốc phòng . [ .] -KẾT LUẬN- Đề tài “ Marketing trong doanh nghiệp xây dựng” là một đề tài mang tính mới mẻ trong việc áp dụng Marketing vào các doanh nghiệp xây dựng. Qua quá trình nghiên cứu nhận thức về Marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp càng có những hướng đi đúng với khả năng của doanh nghiệp và đòi hỏi của thị trường xây dựng. Marketing xây dựng có vai trò rất quan trọng, nó là cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất với thị trường xây dựng. Qua hoạt động Marketing mà doanh nghiệp xác định được tầm quan trọng của thị trường. Qua việc nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường xây dựng hiện nay cho ta thấy thị trường xây dựng đang diễn ra rất sôi động, phức tạp cả trong nước và quốc tế .Việc tham gia đấu thầu càng trở nên gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải ngày càng phát triển vững mạnh (về vốn, nhân lực, máy móc .) Thực tế trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay vẫn chưa áp dụng một cách sâu sắc và coi trọng Marketing như một hoạt động tất yếu, chưa thiết lập đựơc bộ phận Marketing độc lập chỉ rải rác ở các phòng ban. Trong cơ chế thị trường như hiện nay thì các doanh nghiệp phải tự vươn lên để khẳng định chính mình, các doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp mình. Từ những mục tiêu chiến lược Marketing, doanh nghiệp sẽ đưa ra những biện pháp, những hành động cụ thể. Vậy: Marketing được áp dụng trong doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt là một điều mang tính thiết yếu, khách quan cho các doanh nghiệp xây dựng. [HR][/HR] -TÀI LIỆU THAM KHẢO- 1. Marketing căn bản.
    NXB Thống kê, 1994.
    Tác giả: Philip – Kotler.
    2. Marketing lý luận cơ bản và ứng xử trong kinh doanh.
    Trường Đại học GTVT – Hà Nội, 2000.
    Tác giả: Nghiêm Xuân Phượng.
    3. Marketing xây dựng.
    Trường Đại học kiến trúc – Hà Nội, 1991.
    Tác giả: PTS Nguyễn Thế Thắng.
    4. Marketing lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh.
    Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
    Tác giả: GS Vũ Đình Bách – Tiến sỹ Lương Xuân Quỳ.
    5. Thống kê trong xây dựng cơ bản.
    Trường Đại học GTVT.
    Tác giả: Th.S Nguyễn Thị Thìn.
    6. Tìm hiểu nghệ thuật kinh doanh.
    NXB Licosa Xuba.
    Tác giả: Trần minh Áp, Mai Huy Tâm.
     
Đang tải...