Luận Văn Marketing thương hiệu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Marketing thương hiệu


    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    Trong sự phát triển của xã hội, đầu tư là một vấn đề tất yếu. Những chỉ số tăng trưởng, hệ số sử dụng vốn, chỉ số gia tăng tốc độ ĐT, số vốn ĐT hàng năm cùng với số lượng số dự án đầu tư được nhìn nhận xem như để đánh giá mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nước ta, trung bình giai đoạn 2000-2008, tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%, chỉ số ICOR 4,5%, tổng vốn đầu tư chiếm 33,5% GDP. Tính riêng năm 2008, hệ số IOCR là xấp xỉ 7%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 43,1% và mức tăng trưởng là 6,23%. Nhìn lại số lượng dự án đầu tư xây dựng trong hơn 20 năm đổi mới, ta thấy tốc độ XD phát triển rất mạnh với số vốn đầu tư xây dựng khổng lồ, đã làm thay đổi bộ mặt đất nước, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng không ngừng. Ngành xây dựng đã có những bước tiến bộ khá lớn trong kỹ thuật, công nghệ. Nhiều cây cầu, đường giao thông, nhà máy hiện đại đã hoàn thành với trí tuệ của đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam. Bình quân hàng năm có trên 6000 dự án đầu tư xây dựng công trình được triển khai, trong đó dự án nhóm A khoảng 5%, dự án nhóm B hơn 20%, nhóm C hơn 75% với quy mô đa dạng: Nhà ở, bệnh viện, trường học, cầu cảng, khu đô thị, khu công nghiệp, thuỷ điện. Tuy nhiên, tình hình đầu tư cũng bộc lộ nhiều nhược điểm dễ dàng nhận thấy, đó là chúng ta đã thực hiện nhiều dự án không hiệu quả, kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên, nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng. Nhiều dự án được phê duyệt theo cơ chế “xin-cho”, chất lượng dự án đầu tư thấp, gây thiệt hại về kinh tế và xã hội.
    Tầm quan trọng đặc biệt của đầu tư không chỉ do tác động tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước mà còn liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng vốn và hiệu quả của vốn ĐT. Khi đã bỏ vốn bằng tiền cho đầu tư, CĐT không bao giờ thu hồi lại một cách trực tiếp bằng tiền nếu dự án đầu tư đó không đúng. Chính vì vậy, vì sao phải ĐT vào một dự án nào đó, là câu hỏi có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả của một DAĐT.
    Gần đây, nền kinh tế đã nước ta và đang phải nhắc đến nhiều về việc đầu tư dàn trải, đầu tư kém hiệu quả, đầu tư sai mục đích, do đã quá chú ý tới tốc độ tăng tưởng, quyết tâm đạt tốc độ tăng trưởng cao nên đã dẫn tới tình trạng đầu tư năm sau cao hơn năm trước. Tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí . đã và đang tác động mạnh tới hiệu quả đầu tư của nhiều dự án hiện nay. Thực tế cho thấy, hiệu quả đầu tư của các dự án hiện nay ở Việt Nam là thấp, đặc biệt là hiệu quả vốn đầu tư của khu vực nhà nước, trong khi đó, khu vực này lại đang chiếm gần nửa tổng đầu tư toàn xã hội (41- 46%). Các dự án phải phê duyệt điều chỉnh nhiều lần, vốn đầu tư và thời gian triển khai dự án thường lớn hơn so với dự án được duyệt, nhiều dự án được phê duyệt chỉ mang tính hình thức chờ vốn. Vậy quyết định đầu tư cái gì? vào thời điểm nào, đầu tư ở đâu, với quy mô và hình thức ra sao, thời gian bao lâu , những nội dung trên được thể hiện trong các quyết định đầu tư mà cơ sở của nó là các dự án đầu tư - sản phẩm của các nhà tư vấn lập dự án. Để có được những dự án đầu tư có chất lượng giúp chủ đầu tư và các nhà quản lý có những quyết sách đúng đắn, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế, cần phải có những nhà tư vấn độc lập, chuyên nghiệp, sáng tạo và trách nhiệm.
    Hiện tại, chúng ta mới chú trọng tìm các giải pháp trong khâu thực hiện đầu tư, xem các dự án đầu tư thất thoát vốn như thế nào mà chưa đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng và tìm các giải pháp tháo gỡ để cải thiện tình trạng từ bước lập dự án đầu tư, tiền đề của các quyết định đầu tư. Rất nhiều quyết định đầu tư không hợp lý, đầu tư vào những lĩnh vực không hiệu quả làm lãng phí năng lực, nguồn lực, quá trình thực hiện phải sửa đổi, điều chỉnh, kiểm soát đầu tư rất phức tạp, kém hiệu quả. Trong quản lý nói chung cũng như quản lý đầu tư xây dựng nói riêng, để đạt được hiệu quả, cần có một hướng đầu tư đúng đắn, kế hoạch hợp lý, chi tiết, tức là cần quản lý tốt chất lượng từ khâu lập dự án đầu tư.
    Dịch vụ tư vấn là một phần không thể thiếu của bất kỳ DA ĐT XD nào, vì sự mang lại những hiệu quả to lớn về mặt kinh tế cũng như cung cấp một phương pháp luận tiên tiến cho lý thuyết ĐT và quản lý. Để đảm bảo hiệu quả của DA ĐT thì việc thừa nhận hiệu quả của dịch vụ tư vấn là một tất yếu khách quan, giúp các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý có một chính sách phù hợp để phát triển dịch vụ vấn.
    Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư trên phương diện khoa học và thực tiễn là rất cần thiết đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam thời gian qua. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, tác giả chọn đề tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng với mong muốn từ việc làm sáng tỏ lý luận về dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, phân tích những tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao chất lượng sản phẩm của dịch vụ này.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề cơ bản liên quan đến dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng.
    Tìm ra những tồn tại, bất cập, nguyên nhân và biện pháp nâng cao chất lượng bước lập DA ĐT.
    Đề xuất tạo cơ chế để các nhà tư vấn lập dự án phát huy, nâng cao năng lực, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng.
    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    - Nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng nhằm giảm tình trạng đầu tư kém hiệu quả, đầu tư sai mục đích. Hạn chế việc phải điều chỉnh lại dự án, các vướng mắc phát sinh trong khâu thực hiện dự án đầu tư như điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh quy mô đầu tư, phê duyệt lại dự án do thay đổi tổng mức, mà nguyên nhân tư bước lập dự án đầu tư.
    - Nâng cao chất lượng công trình xây dựng
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Những yếu tố tác động đến chất lượng đầu tư ở giai đoạn lập dự án đầu tư.
    - Thời gian: Tình hình đầu tư những năm gần đây.
    - Đối tượng khảo sát: Một số công ty tư vấn thuộc Bộ Xây dựng, Bộ giao thông vận tải, Tập đoàn kinh tế Vinashin, những dự án đầu tư từ nguồn vốn nhà nước.

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn.
    Cơ sở khoa học của đề tài là: các chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng và việc lựa chọn nhà cung cấp, đảm bảo chất lượng dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng. Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng, phân tích logic, phương pháp kỹ thuật cụ thể như so sánh chi tiết hoá các chỉ tiêu phân tích, tổng hợp vấn đề.
    Cơ sở thực tiễn của đề tài là căn cứ vào số liệu điều tra, số liệu thống kê, các vấn đề cụ thể trong thực tế và qua các phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu chuyên ngành của Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Tổng cục thống kê .
    Phương pháp điều tra, thống kê, phân tích, các công cụ toán
    Các phương pháp khác sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
    6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng - Vai trò và nội dung của dự án đầu tư xây dựng
    Chương 2: ­ Đánh giá tình hình thực tế về chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng
    Chư­ơng 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn dự án đầu tư xây dựng.
     
Đang tải...