Thạc Sĩ Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: GIỚI THIỆU
    Tầm quan trọng của đề tài

    Hiện nay đất nước đang trong xu thế hội nhập thế giới và đang thực hiện mục tiêu trở thành
    nước công nghiệp hóa hiện đại hóa nên đòi hỏi mỗi ngành nghề, mỗi đơn vị hành chính phải
    cố gắng hết mình để phát triển đưa đất nước đi lên. Tuy nhiên, để tiếp tục con đường phát
    triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa, đất nước ngoài việc phải thực hiện các nục tiêu
    tăng trưởng trước mắt, còn phải định hướng chính sách phát triển dài hạn. Dựa vào các mô
    hình tăng trưởng kinh tế lý giải nguồn gốc tăng trưởng chúng ta có thể thấy rằng việc tăng
    trưởng dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: vốn, tài nguyên, tiến bộ kỹ thuật và con người.
    Qua nghiên cứu của Lê Xuân Bá (2005) cho thấy con người có vai trò quan trong việc phát
    triển kinh tế.
    Hoạt động Marketing không chỉ dừng lại ở phạm vi doanh nghiệp, một ngành nghề, hay một
    lĩnh vực hoặc sản phẩm nào đó, mà nó đang đuợc phát triển ngày càng tăng mạnh mẽ trong
    phạm vi một vùng, khu vực, địa phương và quốc gia. Các địa phương ngày nay phải tự
    thân vận động như một doanh nghiệp theo định hướng thị trường. Các nhà lãnh đạo cần biết
    xây dựng địa phương mình thành một sản phẩm hấp dẫn, đồng thời cần biết cách quảng bá
    các nét đặt thù của “sản phẩm” này một cách hiệu quả đến các thị trường mục tiêu của mình.
    Chiến lược Marketing đòi hỏi địa phương không chỉ nắm vững nhu cầu của khách hàng mà
    còn hiểu biết sâu sắc các quy trình ra quyết định của khách hàng để có giải pháp thích hợp
    thu hút khách hàng về với địa phương.
    “Tương lai phát triển các địa phương không tùy thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên
    thiên nhiên. Tương lai phát triển của địa phương tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng
    góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại “địa phương” (Philip Kotler)
    Từ năm 1997 sau khi Bình Dương tái lập tỉnh , với những điều kiện địa lý là gần TP. HCM
    một thành phố phát triển của cả nước và các chính sách thông thoáng về đầu tư Bình
    Dương những năm gần đây luôn là 1 trong những lá cờ đầu về phát triển công nghiệp.
    Ngoài ra những năm qua tỉnh luôn là 1 trong 2 tỉnh có chi số PCI cao nhất nước. Từ đó có
    thể thấy sự phát triển của Bình Dương những năm gần đây là hết sức mạnh mẽ. Trong tình
    hình hiện nay việc đạo tạo công nhân có trình độ và có tay nghề ngày càng trở thành nhu
    cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc thu hút các giảng viên có trình độ cao về
    giảng dạy tại tỉnh vẫn là một bài toán nan giải của các nhà quản lý tỉnh. Những năm gần đây
    tỉnh luôn đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài trong lĩnh vực giáo dục nhưng
    dường như mọi chính sách ưu đãi đưa ra vẫn chưa đạt được những hiệu qua mà tỉnh mong
    muốn. Vì vậy nhóm tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Marketing thu hút nhân tài
    trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương

    Mục tiêu của đề tài
    Trong quá tình nghiên cứu nhóm đã đưa được những mục tiêu cần giải quyết của đề tài:
    (1) Tìm hiểu thực trạng trong lĩnh vực thu hút dân cư và nguồn lao động có trình độ cao
    và có chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng,
    trung cấp nghề.
    (2) Tìm hiểu về chất lượng giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh bình dương, đưa ra nhận
    định thương hiệu giáo dục của tỉnh Bình Dương so với các tỉnh thành khác trong khu
    vực.
    (3) Quảng bá môi trường sống và làm việc ở tỉnh Bình Dương đặc biệt là thành phố mới
    Bình Dương.
    (4) Đánh giá chính sách thu hút nhân tài của Bình Dương những năm vừa qua
    Phương pháp nghiên cứu:
    Các vấn đề trong luận văn được phân tích và đánh giá chủ yếu dựa trên các phương pháp
    nghiên cứu sau:
    Phương pháp phân tích, thống kê, trên cơ sở nghiên cứu các số liệu, dữ liệu.
    Phương pháp so sánh chính sách của Bình Dương với Đà Nẵng, Cần Thơ và một số
    quốc gia.
    Câu hỏi nghiên cứu:
    Chất lượng đào tạo nghề tại Bình Dương có thật sự tốt hay không?
    Bình Dương đã có những chính sách gì để thu hút nhân tài trong lĩnh vực này?
    Những cơ hội, thách thức, mà Bình Dương phải gặp phải trong chính sách thu hút
    nhân tài?
    Nguồn số liệu dự kiến:
    Số liệu thứ cấp được công bố của Tổng cục Thống kê (GSO), Sở Kế Hoạch Đầu Tư
    Bình Dương, Cục Thống Kê Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2009 để phân tích.
    Hướng phát triển tiếp theo của đề tài:
    Bài nghiên cứu này chỉ tiến hành phân tích định tính bằng các phương pháp thống kê mô tả,
    so sánh Trong thời gian tới nhóm tác giả sẽ tiếp tục thu thập và xử lý số liệu để có thể áp
    dụng bằng các phương pháp định lượng về tăng trưởng kinh tế. Trong đó có 1 phần ảnh
    hưởng của vốn nhân lực, mà rất nhiều tác giả trong nước cũng như đã nghiên cứu
    Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Đánh giá được sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong giảng dạy ở các trường trung cấp; cao
    đẳng và đại học
    Chỉ ra được thực trạng yếu kém trong giảng dạy của tỉnh Bình Dương, và những chính
    sách về giáo dục của tỉnh Bình Dương
    Từ đó nhóm tác giả đưa ra các giải pháp ngắn hạn và dài hạn trong việc thu hút các
    giảng viên và các giáo viên có trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt nguồn nhân lực
    trong giảng dạy.
    Kết cấu bài nghiên cứu
    Sau chương 1: Giới thiệu, chuyên đề sẽ tiếp tục trình bày 4 chương tiếp theo như sau:
    Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết về marketing; chính sách thu hút nhân tài của
    Singapore, Đà Nẵng, Bình Dương. Đánh giá kết quả đạt được ở Bình Dương.
    Chương 3: Tổng quan về Bình Dương, thực trạng về lao động của tỉnh. Trong chương này
    cũng nêu ra những cơ sở để Bình Dương thu hút nhân tài.
    Chương 4: Phân tích, đề ra chiến lược SWOT cho Bình Dương.
    Chương 5: Trình bày mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương đến 2020, chính sách
    phát triển nhân lực. Từ đó nhóm tác giả gợi ý một số chính sách giúp tỉnh nhà thu hút nhân
    tài.
     
Đang tải...