Tiểu Luận Marketing quốc tế và vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Bắ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thu Lan, 28/11/11.

  1. Thu Lan

    Thu Lan New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Ngành dệt may Việt Nam vốn là một trong những ngành truyền thống và có thế mạnh từ lâu trong lịch sử phát triển của dân tộc. Đến nay, cùng với sự phát triển của ngoại thương, ngành dệt may cũng vươn lên chiếm một vị trí quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chỉ sau dầu thô). Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng vào vấn đề phát triển ngành dệt may, coi đây là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong tương lai. Chính sách Đổi mới đã " mở " cho ngành dệt may Việt Nam vươn ra thị trường thế giới rộng lớn như EU, Nhật Bản, các nước khác . Song đến nay, một số thị trường truyền thống đã bộc lộ nhiều bất lợi: Thị trường EU thiếu quota, thị trường Nhật Bản cũng bị hạn chế. Trước tình hình đó, việc tìm kiếm và thâm nhập các thị trường mới đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trong số các thị trường mới, Bắc Mỹ là một thị trường giàu tiềm năng mà chúng ta không thể bỏ qua, nhất là trong điều kiện thuận lợi như hiện nay, bởi lẽ mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Bắc Mỹ ( đặc biệt là Mỹ ) có nhiều tiến triển tốt đẹp. Tuy nhiên để thâm nhập thị trường này, khó khăn cũng không phải là nhỏ. Làm thế nào để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tận dụng được thời cơ thâm nhập thị trường, đứng vững và phát triển sản phẩm của mình trên thị trường Bắc Mỹ? Câu hỏi đó cũng khẳng định tính cấp thiết của tình hình hiện nay.
    Xuất phát từ những bức xúc đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài : " marketing quốc tế và vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ " cho- khoá luận tốt nghiệp của mình. Cần nhấn mạnh rằng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là thị trường Bắc Mỹ mở rộng thuộc khối thương mại tự do Bắc Mỹ(NAFTA) hiện nay, gồm 3 nước là Mỹ, Canada và Mêhicô. Nội dung khoá luận được kết cấu theo ba chương như sau:
    Chương I: Những vấn đề lí luận chung về marketing quốc tế và tổng quan về thị trường hàng dệt may Bắc Mỹ.
    Chương II: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ.
    Chương III: Định hướng và giải pháp marketing cho cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ.
    Do những hạn chế về thời gian, về tài liệu và kiến thức của người viết, chắc chắn khoá luận này không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo và góp ý của đông đảo độc giả. Qua đây, tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trường đại học ngoại thương đã hướng dẫn tác giả hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.


    Mục lục
    Lời nói đầu 1
    Chương I: Những vấn đề lí luận chung về marketing quốc tế và tổng quan về thị trường hàng dệt may Bắc Mỹ 3
    I. Những vấn đề lý luận chung về marketing quốc tế 3
    1. Khái quát chung về marketing quốc tế và vấn đề cạnh tranh quốc tế hiện nay 3
    1.1. Các định nghĩa về marketing quốc tế 3
    1.2. Bản chất và đặc trưng của marketing quốc tế 4
    1.3 Chức năng cơ bản của marketing quốc tế. 6
    2. Cạnh tranh quốc tế và những cơ hội, thách thức hiện nay 7
    2.1. Tính chất khốc liệt của cạnh tranh quốc tế hiện nay 8
    2.2. Những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh quốc tế 9
    2.3. Cơ hội và thách thức chủ yếu trong cạnh tranh quốc tế hiện nay. 11
    II. Tổng quan về thị trường hàng dệt may Bắc Mỹ dưới góc độ marketing quốc tế 13
    1. Khái quát về thị trường hàng dệt may thế giới và các khu vực chủ yếu. 14
    1.1. Đặc điểm chung 14
    1.2. Các nước EU : 17
    1.3. Nhật Bản : 17
    2. Đánh giá thị trường hàng dệt may Bắc Mỹ : 18
    2.1. Mức tiêu thụ hàng dệt may của thị trường Bắc Mỹ. 19
    2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của thị trường Bắc Mỹ 20
    2.3. Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Bắc Mỹ. 23
    2.4. Tình hình giá cả nhập khẩu hàng dệt may tại thị trường Bắc Mỹ 25
    3. Hiệp định hàng dệt may ATC đối với nhập khẩu hàng dệt may của Bắc Mỹ. 27
    3.1. ATC là gì? 27
    3.2. Tiến trình hội nhập theo ATC 27
    3.3. Việc điều chỉnh chính sách thương mại và công nghiệp của các nước theo ATC. 29
    Chương II: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ 31
    I.Đánh giá khái quát tình hình sản xuất trong nước. 31
    1. Năng lực sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật. 32
    1.1. Năng lực sản xuất 32
    2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị trong sản xuất 35
    2.Tiêu thụ trong nước và khả năng xuất khẩu. 36
    2.1. Tình hình tăng trưởng về sản xuất của ngành dệt may Việt nam 36
    2.2. Cơ cấu sản phẩm của hàng dệt may Việt nam. 37
    2.3.Thị trường tiêu thụ trong nước và khả năng xuất khẩu. 40
    II. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Bắc Mỹ. 43
    1. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ. 43
    1.1. Mức kim ngạch xuất khẩu cụ thể qua các năm. 43
    1.2. Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam. 45
    1.3. Thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam ở thị trường Bắc Mỹ. 46
    2. Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu hàng dệt may 48
    2.1. Cơ cấu chủng loại hàng dệt may xuất khẩu của Việt nam vào thị trường Bắc Mỹ. 48
    2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cụ thể. 50
    3.Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam tại thị trường Bắc Mỹ. 51
    3.1. Chất lượng hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ 51
    3.2. Chi phí xuất khẩu và mức giá xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam. 54
    3.3. Phương thức xuất khẩu và hệ thống phân phối hàng dệt may của Việt Nam. 57
    3.4. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. 57
    4.Đánh giá chung về kết quả và tồn tại trong xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Bắc Mỹ. 58
    4.1. Những kết quả bước đầu nổi bật. 58
    4.2. Những tồn tại chủ yếu. 59
    4.3. Những cơ hội hiện nay của hàng dệt may Việt nam xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ 61
    4.4. Những thách thức lớn của hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ. 63
    Chương III: Định hướng và giải pháp marketing trong cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ. 65
    I. Định hướng chiến lược marketing quốc tế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Bắc Mỹ. 65
    1. Dự báo tình hình kinh tế Bắc Mỹ những năm tới. 65
    2. Đánh giá sản xuất hàng dệt may Việt nam. 67
    3. Mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Bắc Mỹ. 68
    4. Những chiến lược thị trường chủ yếu. 70
    II. Các giải pháp marketing trong cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào thị trường bắc mỹ 73
    1. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước (giải pháp vĩ mô). 73
    1.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và đầu tư phát triển. 73
    1.2. Giải pháp về chính sách thị trường xuất khẩu. 74
    1.3. Chính sách về nguyên phụ liệu cho ngành may. 75
    1.4. Giải pháp chính sách phát triển khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. 76
    1.5. Giải pháp về chính sách nhân sự. 77
    1.6. Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu. 79
    1.7. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và tập trung thị trường. 79
    2. Các nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp (nhóm giải pháp vi mô). 80
    2.1. Nhóm giải pháp về thị trường theo góc độ marketing quốc tế. 80
    2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu 82
    2.3. Nhóm giải pháp về hệ thống phân phối và phương thức xuất khẩu. 83
    2.4. Nhóm giải pháp về yểm trợ. 85
    2.5. Nhóm giải pháp giảm chi phí và giá thành xuất khẩu. 87
    2.6. Nhóm giải pháp về đào tạo đội ngũ chuyên môn trong xuất khẩu. 89
    2.7. Những kiến nghị. 90
    Kết luận 92
    Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...