Luận Văn Marketing mục tiêu ở công ty tnhh nn mtv dệt 19-5 hà nội

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG II

    THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MARKETING MỤC TIÊU Ở CÔNG TY TNHH NN MTV DỆT 19-5 HÀ NỘI


    II.I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NN MTV DỆT 19-5 HN

    II.I.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

    II.I.1.1 Thông tin chung về công ty

    Tên đầy đủ tiếng Việt : Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà nội.

    Tên giao dịch tiếng Việt : Công ty Dệt 19/5 Hà nội.

    Tên giao dịch quốc tế : Hà nội May 19 Textile Company.

    Tên viết tắt : Hatexco.

    Mã số thuế : 0100100495

    Trụ sở chính : 203 Nguyễn Huy T¬ưởng, Thanh Xuân, HN

    Điện thoại : 04.8584511 - 04.8584616.

    Fax : 04.8585392.

    Email : <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="c4aca5b0a1bc9ba7ab84acaaeab2aaaaeab2aa">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();


    II.I.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH NN MTV Dệt 19/5 Hà Nội

    Công ty dệt 19-5 Hà Nội được thành lập năm 1959, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội. Cho đến nay, công ty đã trải qua 45 năm tồn tại và phát triển cùng với những thay đổi không ngừng về mọi mặt của đất nư¬ớc.

    Tiền thân của công ty là một đơn vị được hợp nhất từ một số cơ sở tư nhân sau: Việt Thắng, Hoà Bình, Tây Hồ. Ngày đầu thành lập, công ty được thành phố công nhận là xí nghiệp quốc doanh và mang tên xí nghiệp dệt 8/5, có trụ sở đặt tại số 4 ngõ 1 Hàng Chuối- Hà Nội. Nhiệm vụ của xí nghiệp lúc bấy giờ là làm gia công theo chỉ tiêu của nhà nước, phục vụ công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội của đất nước. Sản phẩm chính của xí nghiệp là bít tất và các loại vải như: vải kaki, phin kẻ, pôpơlin, khăn mặt. Sản lượng tiêu thụ của xí nghiệp tăng dần theo các năm từ 10-15%. Các sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ bởi Bộ Quốc Phòng, may bảo hộ lao động Tuy nhiên, dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất khi ấy của xí nghiệp còn hết sức lạc hậu, quy mô nhỏ làm ảnh hưởng tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, và môi trường sinh thái.

    Năm 1964, đất nước có chiến tranh, xí nghiệp chuyển sang sản xuất thời chiến theo chủ trương của Đảng : "Vừa sản xuất, vừa chiến đấu". Cũng vào thời gian này xí nghiệp được nhà nước đầu tư thêm 50 máy dệt của Trung quốc đưa vào sản xuất.

    Năm 1967, thành phố quyết định tách bộ phận dệt bít tất của xí nghiệp thành xí nghiệp dệt kim Hà Nội, do vậy sau đó nhiệm vụ chính của xí nghiệp Dệt 8/5 chủ yếu là dệt vải bạt các loại.

    Xí nghiệp Dệt 8/5 đổi tên thành Xí nghiệp Dệt bạt Hà Nội. Thời kỳ này xí nghiệp vẫn nằm trong sự bao cấp của Nhà nước, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá một cách ổn định cung cấp vải cho bộ đội và các nghành kinh tế khác.

    Vào đầu năm 1980, xí nghiệp được phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng cơ sở mới ở Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội và cũng là cơ sở chính của công ty hiện nay. Khu vực này có tổng diện tích mặt bằng là 4,5 ha, quá trình xây dựng cơ bản kéo dài từ năm 1981 đễn năm 1985 thì hoàn thành và đi vào hoạt động. Thời gian này xí nghiệp đã đầu tư thêm 100 máy Dệt UTAS của Tiệp Khắc, số lượng cán bộ công nhân viên của xí nghiệp cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên của thị trường vải bạt. Hàng năm để phục vụ sản xuất 1,5 triệu mét vải các loại, nhu cầu sợi bông của xí nghiệp cũng lên tới 500 tấn sợi các loại.

    Năm 1983, do đòi hỏi của nghành mà xí nghiệp đã đổi tên thành nhà máy dệt 19/5.

    Tính đến năm 1988 tổng số máy dệt đã đưa vào sử dụng thực tế là 209 máy và số công nhân đã tăng lên 1256 người.

    Đại hội Đảng lần thứ VI - tháng 12/1986 đã quyết định chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Khi này các doanh nghiệp phải thực hiện chế độ hoạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, đồng thời thực hiện một số nghĩa vụ với Nhà nước. Sự thay đổi này đã khiến cho một số doanh nghiệp Nhà nước không thích nghi được và dẫn đến sụp đổ. Trong sự sàng lọc khắt khe của thị trường nhà máy Dệt 19/5 vẫn đứng vững và phát triển cho tới nay.

    Thành công đạt được như vậy là nhờ ban lãnh đạo nhà máy đã luôn chú trọng cải tiến hoạt động kinh doanh: trả lương khoán cho từng phân xưởng đến người lao động, tinh giảm dần bộ máy quản lý và lực lượng công nhân sản xuất, tiến tới duy trì và sử dụng một đội ngũ công nhân có kiến thức, trình độ tay nghề cao. Ban lãnh đạo nhà máy đã thực hiện đa dạng hoá mặt hàng và chủ động tìm kiếm khách hàng mới. Nhờ đó, doanh thu bán hàng đã tăng gấp đôi trong hai năm 1991 và 1992: từ 6,24 tỷ(1991) đến 12,83 tỷ(1992).

    Năm 1992 xí nghiệp đã góp vốn liên doanh với một công ty của Singapore. Xí nghiệp đã cắt một phần đất ở Nhân Chính đưa vào liên doanh, chuyển toàn bộ dây truyền sản xuất dệt kim và hơn nửa số lao động sang liên doanh. Công ty góp vốn hơn 20%, phía nước ngoài góp 80% vốn.

    Năm 1993, theo Quyết định số 2555/QĐ-UB ngày 08/7/1993 của UBND Thành phố Hà nội, Nhà máy Dệt 19/5 Hà nội đ¬ược đổi tên thành Công Ty Dệt 19/5 Hà Nội, thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã thực hiện đầu tư mới hai máy se nặng đưa vào sản xuất các loại vải bạt dày (500g/1m2) và những lô hàng đầu tiên đã được ký hợp đồng với khối lượng 80.000m. Thị trường được mở rộng, công ty ngày càng có thêm nhiều bạn hàng mới, công nhân viên thì có việc làm ổn định hơn. Kết quả đáng kể là doanh thu năm đó của công ty lên tới 15,71 tỷ.

    Năm 1994, Nhà nước cấp cho Công ty gần 1,7 tỷ đồng bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn. Năm 1998, công ty đã đầu tư thêm một dây truyền sợi gồm 2 máy chải, 2 máy ghép, 1 máy sợi thô, 4 máy sợi con với giá trị gần 4 tỷ đồng.

    Tháng 6/2000, công ty đã được tổ chức quốc tế QMS của Australia cấp chứng chỉ ISO 9002.

    Theo định hư¬ớng chung của Chính phủ, ngày 22/8/2005 theo Quyết định số 132/2005/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà nội, Công ty Dệt 19/5 Hà nội chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà nội. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 9 năm 2005 Công ty chính thức thực hiện Quyết định, chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà nội.

    Qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã không ngừng phấn đấu nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh của mình để ngày càng có sự đáp ứng tốt hơn với sự phát triển nhu cầu thị trường. Đến nay, công ty đã trở thành một trong những đơn vị đầu đàn trong lĩnh vực dệt may, chuyên cung cấp vải, sợi các loại phục vụ cho ngành dệt may, da giầy và các sản phẩm may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.

    II.I.2. Ngành nghề kinh doanh và chức năng, nhiệm vụ của công ty

    II.I.2.1 Ngành nghề kinh doanh

    Theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 108747 do trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp ngày 28/7/1993, ngành nghề kinh doanh của công ty gồm:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...