Tài liệu Marketing-mix của công ty truyền thông và quảng cáo đại dương

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: MARKETING-MIX CỦA CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VÀ QUẢNG CÁO ĐẠI DƯƠNG
    PHẦN I :
    MARKETING VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG :

    1. Thị trường và nền kinh tế thị trường :
    1.1Khái niệm thị trường :
    Theo Philip Kotler : “Thị trường là bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể ,sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa măn nhu cầu hay mong muốn đó” . Như vậy quy mô của thị trường phụ thuộc vào số người có nhu cầu và có những tài nguyên được người khác quan tâm ,và sẵn sàng đem những tài nguyên đó để đổi lấy cái mà họ mong muốn .
    Thị trường h́nh thành và phát triển cùng với sự ra đời của sản xuất và lưu thông hàng hóa .Thị trường tồn tại khi có sản phẩm , dịch vụ khi có bên mua bên bán và nhu cầu khả năng thanh toán của dân cư .Thị trường thể hiện đặc tính riêng của nền sản xuất hàng hóa ,không thể xem thị trường chỉ là chợ,cửa hàng , mặc dù nơi đó có nua bán hàng hóa .Thị trường chứa tổng số cung và tổng số cầu về một loại hàng hóa ,một nhóm hàng hóa nào đó .Thị trường bao gồm các yếu tố không gian và thời gian . Trên thị trường luôn diễn ra các hoạt động mua bán , trao đổi hàng hóa .
    Mô h́nh kinh tế thị trường là mô h́nh được nhiều nước trên thế giới áp dụng ,nó mang lại sự phát triển nhất định ,đặc biệt là các nước phát triển . Khi nghiên cứu nền kinh tế thị trường các chuyên gia marketing phải công nhận đây là một mô h́nh có nhiều ưu điểm bao gồm :
    · Đây là một mô h́nh kinh tế năng động với năng xuất lao động cao , mọi quan hệ kinh tế trên thị trường được điều tiết nhờ các quy luật khách quan ,chủ quan tồn tại trên thị trường .
    · Thông qua cạnh tranh , chất lượng hành hóa và dịch vụ không ngừng nâng cao ,mẫu mă ,màu sắc ngày càng đa dạng, giá cả có xu hướng giảm .
    · Các doanh nghiệp chủ động và sang tạo hơn trong quá tŕnh định hướng sản xuất kinh doanh .
    · Quan hệ kinh tế đối ngoại không ngừng được mở rộng , nhờ quá tŕnh kinh tế hóa thị trường và quy luật ưu thế sản xuất,kinh doanh ,xuất nhập khẩu
    Bên cạnh những ưu điểm nêu trên ,chúng ta thấy rằng mô h́nh kinh tế thị trường là mô h́nh mang tính tự phát .Bên trong nó tồn tại nhiều nhược điểm mà chúng ta cần phải kiềm hăm :
    · Tính cạnh tranh khốc liệt, mang màu sắc cá lớn nuốt cá bé, tiêu diệt kho6g thương tiếc để tồn tại độc quyền .
    · V́ lợi nhuận tối đa , người ta có thể làm tất cả để đạt được mục tiêu trong sản xuât kinh doanh, dịch vụ .

    1.2Phân loại thị trường :

    Người ta có thể phân loại thị trường theo nhiều tiêu thức khác nhau .Và có 4 cách phân loại thị trường phổ biến như sau :

    [​IMG] Phân loại theo phạm vi lănh thổ :
    · Thị trường địa phương : Bao gồm gồm tập hợp khách hàng trong phạm vi địa phương nơi thuộc địa phận phạm vi phân bố của doanh nghiệp .
    · Thị trường vùng :Bao gồm tập hợp những khách hàng ở vùng địa lư nhất định .Vùng này được hiểu như một khu vực địa lư rộng lớn có sự đồng nhất về kinh tế - xă hội .
    · Thị trường toàn quốc : Hàng hóa và dịch vụ được lưu thông trên tất cả các vùng, các địa phương của một nước .
    · Thị trường quốc tế : Là nơi diễn ra các giao dịch buôn bán hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau .
    ·
    [​IMG] Phân loại theo mối quan hệ giữa người mua và người bán :
    · Thị trường cạnh tranh hoàn hảo : Trên thị trường có nhiều người mua và người bán cùng một loại hàng hóa, dịch vụ . Hàng hóa đó mang tính đồng nhất và giá cả là do thị trường quyết định .
    · Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo : Trên thị trường có nhiều người mua và người bán cùng một loại hàng hóa, sản phẩm nhưng chúng không đồng nhất . Điều này có nghĩa loại hàng hóa sản phẩm đó có nhiều kiểu dáng, mẫu mă , bao b́ , nhăn hiệu kích thước khác nhau .Giá cả hàng hóa được ấn định một cách linh hoạt theo t́nh h́nh tiêu thụ thị trường .
    · Thị trường độc quyền : Trên thị trường chỉ có một nhóm người lien kết với nhau cùng sản xuất ra một loại hàng hóa . Họ có thể kiểm soát hoàn toàn số lượng dự định bán ra trên tị trường cũng như giá cả của chúng .

    [​IMG] Phân loại theo quá tŕnh tái sản xuất của doanh nghiệp :
    · Thị trường đầu vào : Là nơi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch nhằm mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất . Có bao nhiêu yếu tố đầu vào th́ có bấy nhiêu thị trường đầu vào (thị trường lao động , thị trường tài chính – tiền tệ, thị trường khoa học công nghệ , thị trường bấ động sản ).
    · Thị trường đầu ra : Là nơi doanh nghiệp tiến hành các giao dịch nhằm bán các sản phẩm đầu ra của ḿnh . Tùy theo tính chất sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mà thị trường đầu ra
    [​IMG] Phân loại căn cứ theo sự tác động từ bân ngoài :
    · Thị trường tự do : Cá chủ thể kinh tế của thị trường hoạt động độc lập hoàn toàn dựa vào lợi ích của bản thân ḿnh, trên cơ sở lợi ích của ḿnh th́ các chủ thể kinh tế của thị trường sẽ vạch ra phương hướng , cách thức hoạt động mà không có bất ḱ sự hạn chế nào từ bên ngoài .
    · Thị trường có điều tiết :Chủ thể của thị trường lựa chọn phương thức hành đông , t́m kiếm sự hợp lí hóa hành vi của ḿnh không chỉ chịu sự chi phối của thị trường mà c̣n có cá tác động bên ngoài ( Quy định , luật lệ do các tổ chức , hiệp hội h́nh thành tự phát bởi các chủ thể kinh tế .

    1.3 Phân khúc thị trường :

    Phân khúc thị trường giúp Doanh nghiệp tập trung vào việc phục vụ những bộ phận nhất định của thị trường , từ đó giúp doanh nghiệp đề ra các biện pháp nhằm ổn định và mở rộng thị trường . Do vậy có thể hiểu phân khúc thị trường là quá tŕnh phân chia và tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt nhau về nhu cầu ,tính cách và hành vi .
    v Việc phân khúc thị trường được xuất phát từ 2 đặc điểm :
    ü Các khách hàng thường không đồng nhất, mỗi người một tính , phần lớn khác nhau về đặc điểm, tập quán , thị hiếu , nhu cầu và động cơ mua sắm Nếu công ty chỉ có chính sách marketing chung th́ chưa làm thỏa măn được những nhu cầu đa dạng của những khách hàng khác nhau .
    ü Công ty không thể có tính chất chung cho tất cả các khách hàng . Do đó cần phải phân chia tổng thể các khách hàng thành mọt nhó nhỏ có chung những đặc điểm gần giống nhau để nhà quản lư có thể đưa ra những chính sách marketing phù hợp với từng nhóm khách hàng .
    v Xác định mục tiêu phân khúc :
    Muốn t́m được thị trường mục tiêu th́ điều cơ bản nhất và có tính chất quyết định nhất là phải phân khúc thị trường .Phân khúc thị trường được hiểu là chia thị trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ thành những nhóm nhỏ mà các thành viên trong nhóm có một đặc điểm nào đó tương tự nhau .

    v Phương pháp phân khúc thị trường :
    Theo sách Quản Trị Marketing của Philip Kotler ,th́ có một phương pháp được các công ty marketing đă sử dụng rất là phổ biến để phân khúc thị trường . Quy tŕnh này gồm 3 bước :
    Bước 1 : Giai đoạn khảo sát :
    Nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn thăm ḍ và tập trung vào các nhóm để hiểu sâu hơn những động cơ, thái độ, và hảnh vi củ người tiêu dùng .Sử dụng những kết quả thu được, người nghiên cứu soạn thảo một mẫu phiếu câu hỏi để thu thập những số liệu về
    ü Những tính chất và xếp hạng tầm quan trọng của chúng .
    ü Mức độ biết đến nhăn hiệu và xếp hạng nhăn hiệu .
    ü Các dạng sử dụng sản phẩm.
    ü Thái độ đối với những sản phẩm.
    ü Những số liệu về nhân khẩu học , tâm lí và pương tiện truyền thông ưa thích của những người trả lời .
    Bước 2 : Giai đoạn phân tích
    Người nghiên cứu áp dụng các cách phân tích yếu tố đối với các số liệu để loại bỏ những biến có liên quan chặt chẽ . Sau đó nhà nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân tích cụm để tạo ra một số nhất định những khúc thị thị trường khác nhau nhiều nhất .
    Bước 3 : Thái độ xác định đặc điểm :
    Bây giờ mỗi cụm được xác định đặc điểm phân biệt về thái độ, hành vi,nhân khẩu học, tâm lư và thói quen sử dụng phương tiện truyền thông .Mỗi khúc thị trường có thể được đặt tên dựa theo đặc điểm nổi bật nhất .

    1.4 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường :

    Nghiên cứu thị trường là một hoạt động rất quan trọng trong hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ,nghiên cứu thị trường nhằm xác định cho doanh nghiệp biết được những yếu tố sau :
    · Nghiên cứu nhu cầu thị trường thế giới , thăm ḍ tiềm năng và dự báo nhu cầu trong tương lai .
    · Làm thế nào để sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng , tổ chức và không ngừng đổi mới hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ trên thị trường , biết đối thủ cạnh tranh và xác định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp .
    Để đáp ứng được yêu cầu trên đ̣i hỏi việc nghiên cứu thị trường phải thực hiện được các nhiệm vụ cơ bản sau :
    Ø Phải xác định thị trường nào là triển vọng nhất .
    Ø Xác định được t́nh h́nh cạnh tranh hiện tại trong tương lai
    Ø Thu thập thông tin tài liệu kịp thời liên quan tới môi trường marketing .
    Ø Rút ra được những xu hướng vận động của thị trường trong tương lai .
    Ø Nên cải tiến sản phẩm chất lượng , bao b́ đóng gói như thế nào để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường muốn xâm nhập .
    Các bước nghiên cứu hị trường : có 3 bước
    Bước 1 : Thu thập thông tin
    Có nhiều phương pháp nghiên cứu thị trường , hiện nay có 2 phương pháp được sử dụng phổ biến là nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường .
    § Nghiên cứu tại bàn : Đây là phương pháp thông dụng v́ nó không đ̣i hỏi nhiều chi phí tuy nhiên độ tin cậy không cao .
    § Nghiên cứu tại hiện trường : Là phương pháp thu thập thông tin trực quan hay các quan hệ giao tiếp với các cá nhân (đối tác, người mua hàng ).
    Bước 2 : Xử lí thông tin
    Trên cơ sở những thông tin thu thập được về t́nh h́nh thị trường,công ty cần tiến hành phân tích và xây dựng được một số nội dung chủ yếu sau :
    § Xác định thái độ người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty cũng như các phương thức phân phối, khuyến măi, t́nh h́nh hoạt động của đối thủ cạnh tranh thông qua người tiêu dùng .
    § Phân ra từng nhóm thái độ người tiêu dùng mà chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp, từ đó có biện pháp xâm nhập và phát triển việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp .
    Bước 3 : Ra quyết định
    Đây là kết quả cuối cùng của công tác nghiên cứu thị trường và là cớ sở của để công ty xác định cho ḿnh những thị trường mục tiêu , chuẩn bị cho việc xác lập những chính sách marketing phù hợp với t́nh h́nh thay đổi của thị trường .

    2.Marketing và hoạt động của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường :
    2.1 Khái niệm maketing :

    2.1.1 Nguồn gốc marketing :
    Đặc trưng lớn nhất của hàng hoá là nó được sản xuất ra để bán. Do đó bán hàng là một trong những khâu quan trọng nhất của tái sản xuất hàng hoá và cũng là khâu quan trọng nhất của kinh doanh. So với các khâu khác trong quá tŕnh tái sản xuất, khâu bán hàng có một số đặc trưng như: thể hiện tập trung mâu thuẫn của người mua và người bán, thế mạnh của doanh nghiệp và của sản phẩm được thể hiện rơ nhất. Đồng thời các mặt yếu cũng được tập trung ở đây: cạnh tranh quan hệ sản xuất và tiêu dùng quan hệ tiền hàng cũng qua khâu này mà gặp nhau . sản xuất hàng hoá càng phát triển, nhu cầu buôn bán càng lớn, các đặc trưng và các mâu thuẫn này càng được thể hiện rơ nét hơn. Giải quyết các mâu thuẫn này được thực hiện ở khâu bán hàng. Tuỳ theo những điều kiện cụ thể của sự phát triển hàng hoá và của các mâu thuẫn gắn với nó mà các nhà kinh doanh phải t́m ra các giải pháp khác nhau để giải quyết các mâu thuẫn trên. Đó chính là cơ sở, là nguồn gốc của sự ra đời Marketing. Sẽ không là khoa học nếu cho rằng sự ra đời của Marketing là do yêu cầu giải quyết mâu thuẫn khủng hoảng thừa của TBCN. Đây chỉ là yếu tố bức bách buộc các nhà khoa học cũng như các nhà kinh doanh phải phát triển lí luận Marketing cho phù hợp với những điều kiện mới.
    Thuật ngữ Marketing có nguồn gốc từ tiếng Anh (Marketing là thị trường, là cái chợ) được quốc tế hoá sử dụng trực tiếp mà không dịch ngữ. Từ những năm đầu thế kỉ 20, các nhà kinh doanh nội ngoại thương của Nhật, Anh, Mỹ, Trung Quốc .đă có những chủ trương khẩu hiệu: hăy bán hàng mà khách cần, khách hàng không mua hăy vui vẻ nhận lại .Với các chủ trương này, các nhà kinh doanh thương nghiệp đă bán hàng nhanh hơn, khối lượng bán lớn hơn và lợi nhuận thu cũng nhiều hơn. Các nhà kinh doanh nhận thức được là không có thị trường, không có người tiêu thụ th́ không thể tiến hành sản xuất và không thể có lợi nhuận, không thể có sự giàu sang.
    Trong suốt một thời ḱ dài, từ đầu thế kỷ 20 đến trước chiến tranh thế giới lần thứ II, Marketing chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại, tức là đă có hàng hoá và t́m cách đem đi bán để thu lợi nhuận. ở giai đoạn này người ta gọi là Marketing truyền thống. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai th́ Marketing không chỉ c̣n giới hạn hẹp trong phạm vi thương mại mà nó đă bao trùm tất cả những mặt của đời sống xă hội. Và Marketing truyền thống xưa kia ngày nay đă phát triển thành Marketing hiện đại. Marketing hiện đại bao gồm các hoạt động tính toán, suy nghĩ, ư đồ từ trước khi sản phẩm ra đời đến hoạt động tiêu thụ, dịch vụ sau bán hàng . Nó trở thành giao điểm của nhiều quá tŕnh kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, thể thao, quốc pḥng .

    2.1.2 Các định nghĩa về Marketing :

    Marketing với tư cách là một hoạt động đem lại những hiệu quả kinh tế lớn lao trên nhiều mặt, ngay từ khi ra đời đă không ngừng được ứng dụng phát triển và hoàn thiện. Năm 1905 tại trường Đại học Pensylvania (Mỹ), ông W.E.Kreussi đă tiến hành hàng loạt các bài giảng về Marketing.
    Marketing, theo sự đánh giá của giới học giả kinh tế TBCN, là một căn cứ có vai tṛ, có ư nghĩa cả về lư luận lẫn hoạt động thực tiễn đặc biệt quan trọng, khả dĩ tới mức quyết định sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế TBCN. Họ gán cho Marketing những danh từ thật mỹ miều “Triết học kinh doanh mới”, “bí quyết tạo nên thành công trong kinh doanh” . Và Marketing được coi là một khoa học kinh tế, là một nghệ thuật kinh doanh. Nó không ngừng phát huy tác dụng và không ngừng được bổ sung và phát triển, do đó nó được các tác giả, các nhà khoa học đưa ra các đ́nh nghĩa khác nhau:
    - Định nghĩa của Học viện Hamilton (Mỹ):
    “Marketing nghĩa là hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa được đưa từ người sản xuất đến người tiêu thụ.”
    - Định nghĩa của Uỷ Ban hiệp hội Marketing Mỹ:
    “Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến ḍng chuyển vận hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng.”
    - Định nghĩa của Philip Kotler (Mỹ)- Chủ tịch hiệp hội Marketing thế giới:
    “Marketing là sự phân tích, tổ chức, kế hoạch hoá và kiểm tra những khả năng thu hút khách hàng của một công ty cũng như chính sách và hoạt động với hoạt động với quan điểm thỏa măn nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng đă lựa chọn .Hoạt động của Marketing là một quá tŕnh hoạt động được coi như phương tiện đẩy nhanh quá tŕnh lưu thông hàng hoá. Hoạt động của Marketing bắt đầu từ khi sản phẩm được sản xuất ra và kết thúc khi nó bán trực tiếp cho người tiêu dùng.”
    -Định nghĩa của Brifish Institue of Marketing (Anh):
    “Marketing là chức năng quản lư công ty về mặt tổ chức và quản lư toàn bộ các hoạt động linh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa hàng hoá đó đến người tiêu thụ cuối cùng, nằm đẩm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như đă dự kiến.”
    - Định nghĩa của John H.Crighton (Autralia):
    “Marketing là quá tŕnh cung cấp đúng sản phẩm đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và đúng địa điểm.”
    - Định nghĩa của V.J.Stanton:
    “Marketing là một hệ thống tổng thể của những hoạt động kinh doanh được biểu hiện bằng kế hoạch, giá cả, khuyếch trương và phân phối những hàng hoá dịch vụ nhằm thỏa măn những nhu cầu mong muốn của khách hàng hiện tại và tiềm năng.”
    - Định nghĩa của Peter Drucker – nhà kinh tế học cận đại Mỹ:
    “Marketing là toàn bộ những công việc kinh doanh nh́n theo quan điểm của người tiêu thụ.”
    Hai đặc điểm chủ yếu về marketing truyền thống và marketing hiện đại :
    +Marketing truyền thống th́ phải coi trong khâu tiêu thụ hàng hóa đă sản xuất .
    +Marketing hiện đại th́ phải nghiên cứu nhu cầu trước , ṛi mới sản xuất ra hàng hóa phục vụ những nhu cầu đó .
    Từ những định nghĩa nêu trên chúng ta thấy cách hiểu về Marketing hết sức phong phú và đa dạng. Hại định nghĩa đầu phù hợp với Markeitng truyền thống c̣n các định nghĩa sau th́ phù hợp với Marketing hiện đại. Mỗi định nghĩa chỉ đúng xét theo quan điểm về mặt thời gian, đúng tại thời điểm này. Do đó cho đến nay người ta vẫn thống nhất là không nên và không cần thiết có một định nghĩa, một khuôn mẫu đối với hoạt động Marketing. Việc làm đó có thể dẫn tới sự hạn chế tính đa dạng, phong phú và sinh động của hoạt động Marketing trong thực tiễn.

    2.1.3 Những tư tưởng chủ đạo của Marketing:

    Marketing coi trọng khâu tiêu thụ hay ưư tiên dành cho nó vị trí cao nhất trong chiến lược của doanh nghiệp. Mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp đó là tạo ra lợi nhuận, do đó các chính sách của doanh nghiệp đều phải làm sao để thu được lợi nhuận. V́ vậy doanh nghiệp phải quan tâm đến khâu tiêu thụ.
    Chỉ bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái ḿnh có. Điều này là điều mà doanh nghiệp chú ư trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay. Người bán th́ nhiều, do đó chỉ bán cái thị trường cần th́ doanh nghiệp mới có thể tồn tại được.
    Nhưng muốn biết thị trường và người tiêu thụ cần ǵ th́ phải tổ chức t́m hiểu thị trường, t́m hiểu những nhu cầu của thị trường, thị hiếu . Từ đó các doanh nghiệp phải t́m hiểu tỉ mỉ, linh hoạt và phải có những phản ứng linh hoạt, nhạy bén với thị trường.
    Ngoài ra, mục tiêu của Marketing không chỉ là lợi nhuận. Marketing đi liền với quản lư và tổ chức trong hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và mọi lĩnh vực của đời sống xă hội nói chung th́ các hoạt động của Marketing đă trở thành điều không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào. Với những tư tưởng chủ đạo trên th́ Marketing đă thực sự trở thành một công cụ tất yếu nhằm nâng cao khả năng kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp.

    2.2 Chức năng – vai tṛ – ư nghĩa Marketing :

    2.2.1 Chức năng :
    Xét trên phạm vi tổng quát th́ Marketing có 2 chức năng:
    + Chức năng chính trị, tư tưởng:
    Marketing theo sự đánh giá của giới học giả kinh tế TBCN là một “thành quả kinh tế có tính quyết định của họ” . Nó có nhiệm vụ chữa cho xă hội tư bản khỏi những căn bệnh hiểm nghèo là khủng hoảng, lạm phát thất nghiệp . Họ cho rằng Marketing là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống khủng hoảng, là bằng chứng cho thấy CNTB cũng có khả năng biến đổi nhất định như chuyển hoá thành “một xă hội tiêu thụ” một xă hội sung sướng . Họ hy vọng rằng Marketing sẽ tạo ra một không khí thân mật và tin tưởng cho người tiêu dùng.
    + Chức năng kinh tế:
    Hoạt động Marketing có mục tiêu đầu tiên đối với doanh nghiệp là đem lợi nhuận về cho họ. Do đó chức năng kinh tế là chức năng quan trọng nhất của Marketing. Chức năng này được thể hiện thông qua việc bán hàng ra thị trường và Marketing sẽ là công cụ cho việc sinh lăi. Chức năng kinh tế đ̣i hỏi doanh nghiệp phải:
    - Nghiên cứu, phân tích nhu cầu thị trường, từ đó dự đoán triển vọng của khách hàng.
    - Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích như trên th́ sẽ lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
    - Có kế hoạch tài chính để đáp ứng việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
    Xét theo vai tṛ của Marketing trong quản lư kinh tế th́ có 4 chức năng:
    + Làm cho sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường:
    Marketing là liên kết tất cả các khâu từ thiết kế đến tiêu thụ sản phẩm.Và Marketing sẽ chỉ cho doanh nghiệp biết được thị trường cần ǵ, bán ở đâu, giá cả như thế nào .
    + Chức năng phân phối:
    Chức năng này bao gồm các hoạt động nhằm tổ chức sự vận động hợp lư nhất sản phẩm hàng hoá từ khi nó sản xuất xong đến khi giao cho các đại lư, cửa hàng hoặc trực tiếp giao cho người tiêudùng.
    + Chức năng tiêu thụ hàng hoá:
    Doanh nghiệp muốn sản phẩm của ḿnh được tiêu thụ nhanh để có thể đảm bảo quá tŕnh tái sản xuất th́ doanh nghiệp phải giải quyết vấn đề: chính sách giá, cơ cấu giá, thành phần giá để vẫn có lăi. Muốn vậy doanh nghiệp phải kiểm soát giá: khi nào cần bán giá cao, khi nào bán giá thấp so với những đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra chính trong những lúc kiểm soát giá th́ cũng chỉ ra cho doanh nghiệp những nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng để có lợi nhuận. Và chính những chính sách giá cả có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
    + Chức năng yểm trợ:
    Doanh nghiệp phải tạo ra ấn tượng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của ḿnh, tạo nên ḷng ham thích để từ đó kích thích họ mua sản phẩm của ḿnh. Do đó với chức năng yểm trợ th́ Marketing sẽ là quảng cáo, khuyếch trương, tuyên truyền cho những cái ưu việt của sản phẩm ḿnh nên chức năng trên rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

    2.2.2 Vai tṛ :

    Ngoài các hoạt động chức năng như sản xuất, tài chính, nhân lực th́ Công ty phải thực sự chú trọng đến chức năng kết nối doanh nghiệp với thị trường đó là chức năng quản trị Marketing. Marketing đóng vai tṛ hết sức quan trọng trong việc quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện:
    - Tối đa hoá sản lượng bán thông qua triển khai hệ thống chính sách về sản phẩm, giá, phân phối, khuyếch trương
    - Tối đa hoa sự thoả măn của ngời tiêu dùng
    - Tối đa hoá sự lựa chọn của người tiêu dùng
    Với các vai tṛ cơ bản trên, hoạt động Marketing đă trở nên hết sức cần thiết với cả người bán và người mua trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xă hội nói chung và lĩnh vực kinh doanh điện tử nói riêng. Đặc biệt tỏng môi trường cạnh tranh giữa nhiều doanh nghiệp trên cùng một thị trường, nếu không có sự trợ giúp của các hoạt động Marketing th́ doanh nghiệp sẽ rất khó nắm bắt nhu cầu thị trường. Khi thiết hiểu biết về thị trường sẽ không có cơ sở đề ra chính sách tiếp cận thị trường, tối đa hoá lượng bán để tối đa hoá lợi nhuận, thậm chí sẽ không thoả măn được khách hàng dẫn đến nguy cơ mất dần khách hàng và cuối cùng là thất bại trong cạnh tranh.
    Xu thế tất yếu của thị trường hiện nay là những đ̣i hỏi của giới tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ ngày một tăng lên và đa dạng hơn, việc áp dụng tư duy Marketing tiếp cận thị trường sẽ giúp nhận thấy yêu cầu đa dạng của từng nhóm người tiêu dùng là ǵ và sẽ có chính sách phân biệt để thỏa măn tất cả các đoạn thị trường mục tiêu.
    Tóm lại, với khả năng giải quyết hầu hết các vấn đề của thị trường, đặc biệt là những vướng mắc trong vấn đề dự trữ, tiêu thụ trong ngành tiêu thụ hàng hoá công nghiệp, Marketing được xem như là một chức năng quan trọng trong doanh nghiệp. Việc quản trị Marketing phải mang tính hệ thống qua quản trị Marketing.
     
Đang tải...