Tài liệu Marketing innovation và quy trình song hành

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang - Bài viết nhân kỷ niệm 20 năm tốt nghiệp Kỹ sư Công nghệ tại Đại học Bách khoa (T7-1991 & T7-2011)

    Trong giai đoạn những năm qua, các bạn đã làm quen với rất nhiều khaí niệm quy trình marketing hiện đại, tuy nhiên chung quy lại những khái niệm marketing mới hiện nay đã và đang xuất hiện tại Việt Nam vẫn thiên về hướng dựa trên những sản phẩm sẵn có và sáng tạo truyền thông.

    Ngay trong hệ giáo trình Marketing Management của Philip Kotler trong phần Product Strategy vấn chỉ đề cập dưới góc độ khá thụ động đó là ra quyết định chọn lựa sản phẩm (product decision). Như vậy thì làm sao để khẳng định vai trò cuả marketing trong quá trình R&D (Nghiên cứu & Phát triển).


    Marketing Innovation là hệ thống phương pháp sáng tạo đột phá sản phẩm. Như chúng tôi đã nhiều lần đề cập mà trong mô hình thương hiệu chuỗi-sản-phẩm chúng tôi thường nhấn mạnh rằng nhận thức về chu trình vòng đời sản phẩm 4 giai đoạn không còn là đối tượng chính trong chiến lược kinh doanh ngày nay mà đó phải là một chiến lược chuỗi các vòng đời sản phẩm nối tiêp nhau, từ đó hình thành thương hiệu. Marketing Innovation chính là hệ thống phương pháp sử dụng để tạo ra đột phá sản phẩm. Chứ marketing không chỉ chú trọng vào sáng tạo hình ảnh (creative) như một số người vẫn thường nghĩ sai lệch. Nhũng công ty như được xem là lấy chiến lược Innovation làm trọng tâm; trong nước có thể đơn cử những công ty lấy Innovation làm trọng tâm như: TOSY với người máy đánh bóng bàn, các loại đồ chơi với tính năng vượt trội; BKAV Pro với nỗ lực nghiên cứu bền bỉ xây dựng một hệ thống phần mền an ninh mạng đẳng cấp thế giới; Fpt tuy rất nổi tiếng nhưng hệ thống phối hợp giữa R&D và Marketing chỉ mới hình thành trong vài năm gần đây nhưng vẫn chưa tạo ra những đột phá sản phẩm hoàn chỉnh. Một công ty Châu Á như HTC của Taiwan cũng có những nỗ lực nghiên cứu sáng tạo sản phẩm rất đáng nể. Samsung thì có triết lý “Con Cá Tươi” để kích thích sáng tạo và không ngừng đột phá sản phẩm mới. Tất cả các công ty này đều biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư duy marketing và phối hợp với khả năng R&D.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...