Tiểu Luận Marketing căn bản tình huống thứ 5 SHISEIDO – XÉT LẠI TƯƠNG LAI

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận marketing căn bản
    ĐỊnh dạng file word

    Mục lục

    Giới thiệu về Shiseido: 3
    Câu 1: 4
    Các đặc tính văn hóa, xã hội, bản thân và tâm lý của người tiêu thụ ảnh hưởng đến hành vi mua mỹ phẩm của họ ra sao?. 4
    Các yếu tố này ảnh hưởng ra sao đến cách giới lãnh đạo các công ty mỹ phẩm nhìn về người tiêu thụ? 6
    Những yếu tố này đang có sự thay đổi 7
    Câu 2: Ai có liên quan đến quyết định mua mỹ phẩm của người tiêu thụ và mỗi người tham gia đóng vai trò gì?. 8
    Câu 3: Những loại hành vi quyết định mua nào có liên quan đến việc mua mỹ phẩm?. 8
    Câu 4: Hãy mô tả tiến trình quyết định mua đối với mỹ phẩm. 9
    Câu 5: Bạn sẽ khuyên Shiseido ra sao khi công ty đang tìm cách làm tăng doanh số của mình tại thị trường mỹ. 11
    THAM KHẢO 13


    Giới thiệu về Shiseido:Shiseido là một trong số ít thương hiệu không thuộc lĩnh vực công nghệ có xuất xứ từ Nhật Bản đã ghi tên mình vào ngành thời trang, chăm sóc sắc đẹp và mỹ phẩm toàn cầu.
    Shiseido được Arinobu Fukuhara thành lập năm 1872, là công ty dược phẩm đầu tiên ở Nhật Bản được xây dựng theo phong cách châu Âu, đóng tại quận Gizna ‒ trung tâm thời trang và văn hóa của Nhật Bản. Shiseido khởi nghiệp là một công ty dược phẩm, ở thời điểm mà các loại dược phẩm thảo mộc là mặt hàng bán rất chạy. Nhưng rất nhanh chóng, nó đã phát triển vượt lên trên mô hình kinh doanh ban đầu khi pha chế thành công công của phương Tây.
    Shiseido cũng xác định các đặc tính thương hiệu cho mọi sản phẩm của mình và hướng vào việc định vị chúng tới những phân khúc khách hàng khác nhau. Shiseido đã dựa trên năm điểm then chốt để xây dựng thương hiệu, đó là:
    - Sự sáng tạo và đổi mới trong tất cả các sản phẩm được đưa ra thị trường.
    - Sự kết hợp độc đáo giữa bí quyết làm đẹp phương Đông và độ nhạy cảm với các giá trị hiện đại phương Tây.
    - Áp dụng công thức đã qua thử nghiệm lâm sàng để tạo ra những sản phẩm phù hợp chăm sóc da và sắc đẹp.
    - Việc thường xuyên phân tích các xu hướng của thị trường sẽ tạo ra khả năng thích ứng với các thị trường khác nhau.
    - Chiến lược phân phối rộng khắp
    Shiseido có ba kênh phân phối chính:
    - Phòng trưng bày sản phẩm cao cấp, có nhân viên tư vấn cho khách hàng.
    - Văn phòng đại diện (chi nhánh): bán các sản phẩm cao cấp và trung cấp, có nhân viên tư vấn cho khách hàng.
    - Đại lý bán hàng: cung cấp các sản phẩm từ trung cấp đến đại chúng, do các chủ cửa hàng mỹ phẩm làm chủ (không có nhân viên bán hàng chuyên nghiệp).
    Shiseido hiện đã có mặt trên 84 nước trên thế giới.
    Năm 2009, Shiseido đứng thứ 7 trong top 20 công ty mỹ phẩm toàn cầu với doanh thu 6.9 triệu đô la mỹ.
    Câu 1:Các đặc tính văn hóa, xã hội, bản thân và tâm lý của người tiêu thụ ảnh hưởng đến hành vi mua mỹ phẩm của họ ra sao?Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua mỹ phẩm của người tiêu dùng. Những yếu tố này bao gồm cả những yếu tố có tính bao quát như văn hóa và xã hội cũng như những yếu tố riêng của cá nhân như đăc điểm cá nhân và tâm lý.
    Văn hóa, xã hội là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi mua mỹ phẩm của một người. Những yếu tố văn hóa đó có thể là: xã hội họ đề cao tính tập thể hay cá nhân, họ đề cao hình thức bên ngoài hay chất lượng bên trong,
    Những đặc điểm riêng của từng cá nhân như tuổi tác, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, lối sống; cũng như các yếu tố tâm lý của con người được thể hiện qua động lực, nhận thức, kinh nghiệm, thái độ và đức tin góp phần vào việc người đó có mua hay không mua mỹ phẩm.
    Ta có thể thấy rõ hơn trong trường hợp khi người Nhật mua mỹ phẩm Shiseido:
    Về văn hóa, xã hội
    Người Nhật đề cao tính tập thể. Họ thích làm việc theo nhóm hơn là cá nhân, thường nghe theo ý kiến của mọi người hơn là của bản thân mình. Vì vậy, khi mua một loại sản phẩm nào đó, mà ở đây là mỹ phẩm, họ thường dựa theo những ý kiến từ những nhóm tham khảo như: bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, hay gia đình. Khi lựa chọn 1 loại mỹ phẩm nào đó, họ sẽ tham khảo ý kiến từ những người thân bên cạnh mình, những người đồng nghiệp làm cùng môi trường với mình. Những ý kiến này ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định mua hàng của người Nhật hơn là các ý kiến hay thông tin họ tìm thấy trên Internet, sách báo, tivi, radio,
    Người Nhật là những người rất trung thành. Điều đó chứng tỏ, nếu người Nhật đã mua 1 loại mỹ phẩm nào, họ sẽ mua nó vào những lần sau. Họ cũng là những người luôn quan tâm đến việc giữ chữ tín, lời hứa và danh dự. Vì vậy, nếu mỹ phẩm họ mua không tốt như những kết ban đầu của công ty thì họ sẽ không mua sản phẩm đó nữa cũng như ý kiến không tốt về sản phẩm đó của họ sẽ ảnh hưởng đến những người khác.
    Người Nhật đánh giá cao chất lượng bên trong của sản phẩm. Giữa hai sản phẩm có chất lượng tốt và hình thức khá và một sản phẩm có chất lượng khá và hình thức đẹp thì họ sẽ chọn mua sản phẩm thứ 2. Đặc biệt, mỹ phẩm là những sản phẩm sử dụng trực tiếp lên cơ thể người nên người Nhật càng tránh dùng những sản phẩm kém chất lượng, có phản ứng phụ.
    Về các yếu tố cá nhân, tâm lý:
    Người Nhật có mức sống cao, cùng với việc phải hòa nhập vào môi trường làm việc, môi trường tập thể, họ có nhu cầu thể hiện mình, khẳng định mình, mong muốn nhanh chóng trở thành thành viên của một nhóm nào đó khiến họ sẽ dùng mỹ phẩm, đặc biệt là những mỹ phẩm các thành viên trong nhóm đó dùng, để nhanh chóng trở thành thành viên của nhóm người đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...