Tài liệu Mar.định giá thương hiệu

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Có rất nhiều nghiên cứu để đo lường phần đóng góp của thương hiệu vào giá
    trị của cổ đông, trong đó thành công nhất phải kể đến cuộc nghiên cứu
    “Những thương hiệu mạnh nhất toàn cầu” của Interbrand. Cuộc nghiên cứu đã
    rút ra kết luận: trung bình, thương hiệu đóng góp một phần ba vào giá trị cổ
    phiếu. Ở nhiều trường hợp, thương hiệu có thể nắm hơn 70% giá trị cổ phiếu.
    Thương hiệu là tài sản rất đặc biệt , thậm chí đối với nhiều doanh nghiệp, nó là tài
    sản quan trọng nhất. Thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn của
    người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và chính quyền. Vì vậy, khi thế giới đầy ắp
    sự lựa chọn, những ảnh hưởng của thương hiệu bỗng trở nên vô cùng quan trọng
    góp phần tạo nên thành công cho công ty cũng như giá trị cho các cổ đông. Ngay cả
    những tổ chức phi lợi nhuận cũng bắt đầu chăm chút cho thương hiệu của mình như
    một tài sản then chốt nhằm thu hút các nhà hảo tâm, từ thiện và tình nguyện viên.
    Thương hiệu cũng minh chứng cho lịch sử tồn tại lâu dài vốn là niềm tự hào của
    riêng mỗi công ty. Đồng thời thương hiệu còn giúp duy trì lợi thế cạnh tranh so với
    những công ty khác. Hiện nay, thương hiệu có giá trị nhất là Coca Cola với trên 118
    tuổi và rất nhiều thương hiệu dẫn đầu khác đã có số tuổi trên 60. Chúng không
    những có tuổi thọ gấp ba lần tuổi thọ trung bình của các công ty mà còn trải qua rất
    nhiều đời chủ khác nhau. Chính lịch sử tồn tại cùng với khả năng ảnh hưởng của
    thương hiệu khiến chúng trở thành tài sản chủ chốt của cả doanh nghiệp hàng tiêu
    dùng lẫn doanh nghiệp B2B.
    Có rất nhiều nghiên cứu để đo lường phần đóng góp của thương hiệu vào giá trị của
    cổ đông, trong đó thành công nhất phải kể đến cuộc nghiên cứu “Những thương hiệu
    mạnh nhất toàn cầu” của Interbrand. Cuộc nghiên cứu đã rút ra kết luận: trung bình,
    thương hiệu đóng góp một phần ba vào giá trị cổ phiếu. Ở nhiều trường hợp, thương
    hiệu có thể nắm hơn 70% giá trị cổ phiếu.
    Những phương pháp định giá thương hiệu
    Khi định giá doanh nghiệp cần gộp tất cả tài sản của doanh nghiệp đó, kể cả thương
    hiệu. Song chỉ đến cuối thập kỉ 80, người ta mới đưa ra những phương pháp định
    giá giúp giá trị đặc biệt của thương hiệu có quyền được hiểu và đánh giá một cách
    đúng đắn. Nếu như trước đây, ý tưởng tách biệt thương hiệu để đo lường, đánh giá
    khiến nhiều người nghi ngờ, không đồng tình thì nay việc đề ra một phương pháp
    chứng thực nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng rộng rãi, nhiệt tình của cả hai phía:
    marketing và tài chính. Để bảo đảm một loạt yêu cầu của các tiêu chuẩn kế toán, các
    vấn đề chuyển giá và thực hiện hợp đồng licensing; tiến hành liên kết (merger) và
    sát nhập (acquisition) v.v đã khiến định giá thương hiệu trở thành một công việc vô
    cùng quan trọng trong các họat động kinh doanh ngày nay.
    Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá thành tích và giá trị của
    thương hiệu nhưng phổ biến vẫn là nghiên cứu ước lượng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...