Luận Văn Mạng Xã hội và hành vi tìm kiếm sức khoẻ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU

    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Trong bối cảnh của nền y học và công tác chăm sóc Sức khỏe ngày càng phát triển, việc chăm sóc sức khoẻ của mỗi cá nhân cũng được chú trọng hơn. Mặt khác sự Phát triển mạnh mẽ về kinh tế Xã hội đã thúc đẩy và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hơn bao giờ hết, người dân đang có những điều kiện chăm lo cho sức khoẻ bản thân và gia đình. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cũng theo đó ngày càng gia tăng. Người Việt Nam có câu “có bệnh thì vái tứ phương”, khi có bệnh con người tất yếu nảy sinh hành vi tìm kiếm sức khoẻ. Trong quá trình đó, con người cũng tận dụng hết các điều kiện , lợi thế có sẵn của mình đặc biệt là trong các mối Quan hệ xã hội. Do vậy đã tạo nên một mạng lưới Xã hội rộng khắp, dày đặc xung quanh hành vi tìm kiếm sức khoẻ. Mạng lưới Xã hội này có vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn đến hành vi này. Để có được những hiểu biết sâu sắc hơn về mạng Xã hội và những tác động của nó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Mạng Xã hội và hành vi tìm kiếm sức khoẻ”. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn những tác động của mạng Xã hội đối với hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân hiện nay, liệu mạng Xã hội có vai trò gì trong quá trình thực hiện hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân? Họ sử dụng mạng Xã hội của mình như thế nào trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ của mình? Đây cũng là cách tiếp cận Xã hội học mới mẻ, phương pháp phân tích dựa trên những lý thuyết về mạng Xã hội.
    II. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
    1. Ý nghĩa khoa học
    Việc nghiên cứu mạng Xã hội và hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân có ý nghĩa lý luận trong Xã hội học. Thông qua nghiên cứu chúng tôi muốn tìm hiểu và vận dụng một số lý thuyết Xã hội học vào thực tiễn, tìm hiểu vai trò của mạng Xã hội đối với việc lựa chọn hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân dưới góc độ nhìn nhận, đánh giá của những người có hành vi tìm kiếm sức khoẻ - với tư cách là một thành viên của mạng Quan hệ Xã hội đó.
    2. Ý nghĩa thực tiễn
    Tiếp cận mạng Xã hội đối với hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân là một hướng đi mới trong nghiên cứu Xã hội học. Việc tiến hành đề tài nghiên cứu giúp chúng tôi tích luỹ được kinh nghiệm trong việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu, tiếp cận được nhiều lý thuyết Xã hội học mới và phương pháp nghiên cứu mới trong nghiên cứu thực tế,
    Đồng thời thông qua nghiên cứu, chúng tôi mong muốn Xây dựng một cái nhìn tương đối đầy đủ về hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân thông qua các mạng lưới Quan hệ xã hội. Qua đó cung cấp những thông tin đánh giá nhận xét từ chính những người dân có hành vi tìm kiếm sức khoẻ, giúp cho các nhà chính sách, những nhà quản lý có thể điều tiết những hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

    III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Chúng tôi đặt ra các mục tiêu cho nghiên cứu của mình như sau:
    1. Xác định thành phần, kiểu dạng các Quan hệ Xã hội được Xây dựng thông qua hành vi tìm kiếm sức khoẻ.
    2. Tìm hiểu vai trò của mạng Xã hội tác động đến hành vi tìm kiếm sức khoẻ của bệnh nhân.
    IV. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1. Đối tượng nghiên cứu
    Trong đề tài này, chúng tôi tập trung đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thành phần, kiểu dạng của các Quan hệ Xã hội hình thành mạng Xã hội thông qua hành vi tìm kiếm sức khoẻ của bệnh nhân. Những tác động, ảnh hưởng của mạng Xã hội đến hành vi tìm kiếm sức khoẻ của bệnh nhân.
    2. Khách thể nghiên cứu
    Bệnh nhân và thân nhân của họ, đội ngũ y, bác sĩ đang tham gia vào hành vi tìm kiếm sức khoẻ.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    - Không gian nghiên cứu
    Bệnh viện Bạch Mai, 78 đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
    - Thời gian nghiên cứu
    Từ 21 tháng 2 đến 24 tháng 3 năm 2005

    V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Trong nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp thông qua phỏng vấn sâu. Phỏng vấn sâu được tiến hành với 34 bệnh nhân và người nhà của họ. Mục đích của việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, chúng tôi muốn thông qua đó để Xây dựng sơ đồ mạng Xã hội trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác để hộ trợ như:
    - Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn.
    - Phương pháp quan sát.
    VI. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
    1. Giả thuyết nghiên cứu
    - Hành vi tìm kiếm sức khoẻ chủ yếu được thực hiện thông qua kiểu mạng lưới Xã hội theo Quan hệ chức năng.
    - Vai trò chủ yếu của mạng Xã hội trong hành vi tìm kiếm sức khoẻ là thiết lập những mối Quan hệ chức năng nhằm tìm kiếm những thông tin về chăm sóc sức khoẻ.


    MỤC LỤC


    A. MỞ ĐẦU

    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


    II. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

    1. Ý nghĩa khoa học
    2. Ý nghĩa thực tiễn

    III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    IV. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    1. Đối tượng nghiên cứu
    1. Khách thể nghiên cứu
    2. Phạm vi nghiên cứu

    V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    VI. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT

    1. Giả thuyết nghiên cứu
    2. Khung lý thuyết

    B. TIẾP CẬN MẠNG Xã hội TRONG NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI

    I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

    1. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
    2. Phương pháp luận nghiên cứu chuyên ngành

    II. HỆ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

    III. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    C. MẠNG Xã hội VÀ HÀNH VI TÌM KIẾM SỨC KHOẺ

    I. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỆ THỐNG DỊCH VỤ Y TẾ

    II. THÀNH PHẦN, KIỂU DẠNG CỦA MẠNG Xã hội TRONG TÌM KIẾM SỨC KHOẺ

    1. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới Xã hội truyền thống
    2. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng lưới chức năng
    3. Hành vi tìm kiếm sức khoẻ theo mô hình mạng hỗn hợp

    III. VAI TRÒ CỦA MẠNG Xã hội TRONG TÌM KIẾM SỨC KHOẺ

    1. Giúp đỡ về vật chất
    2. Sự giúp đỡ về thông tin
    3. Mạng Xã hội với vai trò tình cảm trong quá trình khám chữa bệnh

    D. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

    I. KẾT LUẬN

    II. KHUYẾN NGHỊ

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...