Luận Văn Mạng thông tin di động GSM

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Ác Niệm, 22/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Hiện nay trong cuộc sống hàng ngày thông tin liên lạc đóng một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được, nó quyết định nhiều mặt hoạt động của xã hội, giúp con người nắm bắt nhanh chóng các giá trị văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật rất đa dạng và phong phú.
    Bằng những bước phát triển thần kỳ, các thành tựu công nghệ Điện Tử – Tin Học – viễn thông làm thay đổi cuộc sống con người từng giờ từng phút , nó tạo ra một trào lưu "Điện Tử – Tin Học – viễn thông " trong mọi lĩnh vực ở thế kỷ 21.
    Lĩnh vực Thông Tin Di Động cũng không nằm ngoài trào lưu đó. Cùng với nhiều công nghệ khác nhau Thông Tin Di Động đang không ngừng phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, tạo nhiều thuận lợi trong miền thời gian cũng như không gian. Chắc chắn trong tương lai Thông Tin Di Động sẽ được hoàn thiện nhiều hơn nữa để thoả mãn nhu cầu thông tin tự nhiên của con người.
    Trên cơ sở những kiến thức đã tích luỹ được qua 5 năm học tập chuyên ngành Điện Tử – viễn thông tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và hơn một tháng thực tập tại phòng kỹ thuật công ty thông tin di động VMS, tôi đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
    Để hoàn thành bản báo cáo này tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Phạm Công Hùng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
    Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của trưởng phòng Đỗ Vũ Anh cùng các cán bộ phòng kỹ thuật trong suốt quá trình thực tập .


    Mục lục

    Mục lục 1
    Lời nói đầu 3
    Chương 1. Cấu hình mạng GSM 4
    1.1 Giới thiệu chung về mạng thông tin di động GSM 4
    1.1.1. Vài nét lịch sử về mạng GSM 4
    1.1.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật của mạng GSM 5
    1.2. Cấu trúc hệ thống GSM 6
    1.2.1. Hệ thống con chuyển mạch SS 6
    1.2.1.1. Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động cổng MSC 7
    1.2.1.2. Bộ ghi định vị thường trú HLR 7
    1.2.1.3. Bộ ghi định vị tạm trú VLR 8
    1.2.1.4. Trung tâm nhận thực AUC 8
    1.2.1.5. Bộ đăng ký nhận dạng thiết bị EIR 8
    1.2.2. Phân hệ trạm gốc BSS 8
    1.2.2.1. Trạm thu phát gốc BTS 9
    1.2.2.2. Bộ điều khiển trạm gốc BSC 9
    1.2.2.3. Bộ chuyển đổi mã và thích ứng tốc độ TRAU 9
    1.2.3. Trạm di động MS 10
    1.2.4. Phân hệ khai thác OSS 10
    2.1. Vô tuyến số tổng quát 12
    2.1.1. Suy hao đường truyền và pha đinh 12
    2.1.2. Phân tán thời gian 13
    2.1.3. Các phương pháp phòng ngừa suy hao truyền dẫn do phađinh 15
    2.1.4. Phương pháp chống phân tán thời gian 17
    2.1.5. Truyền dẫn số và tín hiệu tương tự 18
    2.2. Nguyên tắc khi chia kênh theo khe thời gian 19
    2.2.1. Khái niệm kênh 19
    2.2.1.1. Kênh vật lý 19
    2.2.1.2 Kênh logic 20
    2.2.2. Cụm 21
    2.2.3. Chia kênh logic theo khe thời gian 22
    Chương 3. nguyên tắc Sử dụng tần số 25
    3.1. Nguyên tắc sử dụng tần số theo chia ô 25
    3.1.1. Sử dụng tần số 25
    3.1.2. Sự tái sử dụng tần số trên mạng 25
    3.1.2.1. Cơ sở lí thuyết 25
    3.1.2.2. Mẫu sử dụng lại tần số 26
    3.2. Các trường hợp và thủ tục thông tin 28
    3.2.1. Tổng quan 28
    3.2.3. Thủ tục nhập mạng đăng ký lần đầu 29
    3.2.4. Thủ tục rời mạng 30
    3.2.5. Tìm gọi 30
    3.2.6. Gọi từ MS 30
    3.2.7. Gọi đến thuê bao MS 30
    3.2.8. Cuộc gọi đang tiến hành, định vị 31
    Chương 4. các dịch vụ của gsm 33
    4.1. Dịch vụ thoại 33
    4.2. Dịch vụ số liệu 33
    4.3. Dịch vụ nhắn tin ngắn SMS 33
    4.4. Dịch vụ Wap 33
    4.5. Các dịch vụ mới của GSM 2,5G 33
    Kết luận 35
    Phụ lục: Các từ viết tắt 36
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...