Đồ Án Mạng Quang Thụ Động và Công nghệ FTTH

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kiến trúc mạng viễn thông ngày càngphát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của hệ thống thông tin quang, cungcấp tốc độ rất cao để truyền dữ liệu có dung lượng lớn. Một số thuận lợi của hệthống thông tin quang là: dung lượng băng thông cao, truyền dẫn cự ly xa, đángtin cậy. Những năm gần đây, việc gia tăng dung lượng mạng truyền dẫn cùng vớiviệc phát triển các ứng dụng và dịch vụ mới đến khách hàng thì đòi hỏi phảicung cấp đủ nhu cầu của con người. và mạng quang là một giải pháp cần thiết vàquan trọng trong vấn đề truyền dẫn. Trong đó, mạng quang thụ động PON (PassiveOptical Network) là một giải pháp triển vọng đầy hứa hẹn trong mạng truy nhậpđể làm giảm bớt hiện tượng tắc nghẽn trong qúa trình cung cấp băng thông chocác dịch vụ mà đòi hỏi băng thông lớn. Mạng PON là mạng điểm đến đa điểm màkhông có các thành phần tích cực trong tuyến truyền dẫn từ nguồn đến đích, cơbản thì nó bao gồm sợi quang và các thiết bị thụ động. Điều này làm tiết kiệmchi phí bảo dưỡng, phân phối thiết bị, cấp nguồn và tận dụng được kiến trúcmạng quang. Hiện nay có 2 mạng PON được chuẩn hóa tùy theo kĩ thuật lớp 2 đượcsử dụng là ITU-T and IEEE. Chuẩn PON đầu tiên dựa vào ATM như là APON và BPONvà dựa vào giao thức đóng gói GFP được biết như là GPON. Thứ 2 là chuẩn IEEE802.3ah nổi lên như là một ứng cử viên đầy hứa hẹn cho mạng truy nhập băng rộngở thế hệ kế tiếp, đó là EPON. Các chuẩn PON trên đều là sự lựa chọn cho các nhàcung cấp dịch vụ khi triển khai mạng cáp quang thuê bao FTTH tới khách hàng .FTTH một mô hình triển khai mạng đang dần được phát triển trên khắp thế giới và thay thế dần cho công nghệ ADSL một ngày không xa.Đề tài được chia làm 4 chương:
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MẠNG NGOẠI VI
    Chương này cho ta biết một cách tổng quan về mạng truyền dẫn hiện tại của Việt Nam, cũng như cách thức tổ chức mạng ngoại vi quang hay đồng. Trên cơ sở đó, mục đích của chương này là nói lên tính tất yếu phải nâng cấp mạng truy nhập hiện nay và mạng truy nhập quang thụ động là giải pháp được lựa chọn.
    CHƯƠNG 2 MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG – PON
    Chương này cho ta biết một cách tổng quan về mạng PON, đưa ra các mô hình cơ bản của mạng, phân tích các thành phần chủ yếu trong mạng là OLT và ONU. Chương này cũng đưa các kỹ thuật được sử dụng trong việc truyền tải của mạng PON đó là WDM, CDMA và TDM Từ đó đưa ra ưu nhược từng kỹ thuật để đi lựa chọn mô hình cho phù hợp.
    CHƯƠNG 3 CÔNG NGHỆ CÁP QUANG THUÊ BAO FTTH
    Trong chương này sẽ giới thiệu tổng quan về các mô hình PON ứng dụng cho triển khai FTTH, cũng như cấu trúc khung, các phương thức truyền phát dữ liệu, cung cấp băng thông của các chuẩn APON, BPON, EPON, GPON. Từ đó cho thấy được thế mạnh của từng công nghệ đề lựa chọn mô hình thích hợp cho việc triển khai FTTH trên phạm vi rộng.
    CHƯƠNG 4 VIỆC TRIỂN KHAI CÁP QUANG THUÊ BAO FTTH
    Quá trình triển khai FTTH trên thế giới, và ở Việt Nam, các nhà cung cấp viễn thông cũng đang xúc tiến triển khai công nghệ này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...