Đồ Án Mạng NGN và các giao thức báo hiệu và điều khiển

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/7/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu​

    Cùng với sự phát triển của các ngành điện tử – tin học, công nghệ viễn thông trong những năm vừa qua phát triển rất mạnh mẽ cung cấp ngày càng nhiều các loại hình dịch vụ mới đa dạng, an toàn, và chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.
    Trong xu hướng phát triển và hội tụ của viễn thông và tin học, cùng với sự phát triển nhanh chóng về nhu cầu của người dùng đối với những dịch vụ đa phương tiện chất lượng cao đã làm cho cơ sở hạ tầng thông tin và viễn thông đã có những thay đổi lớn về cơ bản. Những tổng đài chuyển mạch kênh truyền thống đã không còn có thể đáp ứng được những đòi hỏi của người dùng về những dịch vụ tốc độ cao, chính vì thế đòi hỏi cần phải có một giải pháp đáp ứng được yêu cầu đó. Xu hướng viễn thông dựa trên nền tảng chuyển mạch gói tốc độ cao, dung lượng lớn và hội tụ được các loại dịch vụ trên cùng một hạ tầng mạng là điều tất yếu.
    Mạng thế hệ sau ra đời đã đáp ứng được các yêu cầu này. Sự ra đời của NGN ngoài mặt có ý nghĩa về công nghệ và dịch vụ, nó còn đem lại cơ hội cho những công ty nhỏ ít tên tuổi hoặc những công ty mới tham gia vào thị trường viễn thông có thể đứng vững trên thị trường mà trước đây nằm trong sự kiểm soát của một số ít nhà sản xuất lớn.
    Đứng trước xu hướng tự do hoá thị trường, cạnh tranh và hội nhập, việc phát triển mạng viễn thông theo cấu trúc thế hệ sau (NGN) với các công nghệ phù hợp là bước đi tất yếu của viễn thông thế giới và mạng viễn thông Việt Nam.
    Đề tài: Mạng NGN và các giao thức báo hiệu và điều khiển
    Vì vậy em chọn đề tài mạng NGN để làm đồ án tốt nghiệp, nội dung của đồ án này gồm có 6 chương:
    Chương 1: Giới thiệu về sự hình thành mạng NGN và công nghệ chuyển mạch mềm Softswitch
    Chương 2: Nêu ra đặc điểm và cấu trúc mạng NGN, sau đó trình bày các ứng dụng của mạng NGN
    Chương 3: Trình bày về các giao thức báo hiệu và điều khiển trong mạng NGN như H.323 , SIP, BICC, MGCP
    Chương 4: Trình bày vấn đề giao tiếp báo hiệu giữa chuyển mạch mềm và mạng báo hiệu số 7, và kết nối giữa mạng NGN và PSTN
    Chương 5: Đề cập tổng quan về mô hình giao tiếp ứng dụng và phát triển phần mềm cho phép dễ dàng triển khai và ứng dụng các dịch vụ mới vốn là một trong những lợi ích chủ yếu của Softswitch. Đồ án tốt nghiệp Mạng NGN và các giao thức báo hiệu và điều khiển
    Chương 6: Trong chương này em giới thiệu giải pháp Surpass của Siemen và tình hình triển khai mạng NGN ở Việt Nam.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ĐỖ HOÀNG TIẾN đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành đồ án này.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...