Tiểu Luận Mạng máy tính Dịch vụ tầng ứng dụng

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập lớn Mạng máy tính


    CHỦ ĐỀ 11: Dịch vụ tầng ứng dụng

    MỤC LỤC:


    A. DNS 5
    I. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG 5
    1. Khái niệm 5
    2. Chức năng của DNS 5
    II. NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC VÀ CÁCH SỬ DỤNG 6
    III. KHÔNG GIAN TÊN 7
    IV. BẢN GHI TÀI NGUYÊN 9
    V. MÁY TÊN CHỦ 10
    B. GIAO THỨC SNMP 13
    I. GIỚI THIỆU GIAO THỨC SNMP 13
    II. BA BÀI TOÁN PHỔ BIẾN TRONG CÁC ỨNG DỤNG CỦA SNMP 13
    Bài toán thứ nhất : Giám sát tài nguyên máy chủ 13
    Bài toán thứ hai : Giám sát lưu lượng trên các port của switch, router 14
    Bài toán thứ ba : Hệ thống tự động cảnh báo sự cố tức thời 14
    III. ƯU ĐIỂM TRONG THIẾT KẾ SNMP 15
    IV. CÁC PHIÊN BẢN SNMP 15
    V. CÁC KHÁI NIỆM NỀN TẢNG CỦA SNMP 16
    1. Các thành phần trong SNMP 16
    2. Object ID 17
    3. Management Information Base 17
    VI. CÁC PHƯƠNG THỨC CỦA SNMP 17
    VII. CƠ CHẾ BẢO MẬT CHO SNMP 18
    1. Community string 18
    2. View 19
    3. SNMP access control list 19
    C. ELECTRONIC MAIL 20
    I. GIỚI THIỆU LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA EMAIL. 20
    1.Khái niệm Email 20
    2. Lịch sử hình thành và phát triển của Email. 20
    II. TẦM QUAN TRỌNG VÀ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA EMAIL. 21
    III. CÁC GIAO THỨC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG MAIL 22
    1. SMTP(Simple Mail Transfer Protocol) 22
    2. Post Office Protocol 23
    3. Internet Message Access Protocol (IMAP) 23
    4. MIME 23
    5. X.400 23
    IV. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 24
    1. Mail User Agent (MUA) 24
    2. Mail Transfer Agent (MTA) 24
    3. Mailbox 24
    4. Alias Mail 25
    D. WORD WIDE WEB 26
    I. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ RA ĐỜI 26
    1. Khái niệm 26
    2 Sự khác nhau giữa Web và Internet 26
    II. THE CLIENT SIDE 27
    III THE SEVER SIDE 28









    GIỚI THIỆU DỊCH VỤ TẦNG ỨNG DỤNG


    Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và internet có mặt ở khắp nơi gắn kết thế giới lại gần với nhau hơn. Con người giờ đây có thể ngồi ở nhà, trong phòng làm việc hoặc một nơi nào đó vẫn có thể biết được những gì đang diễn ra trên toàn thế giới. Đó chính là nhờ vào khả năng tuyệt vời của internet.







    Với vô vàn ứng dụng mang lại từ internet, qua bài viết này, chúng ta sẽ được hiểu biết thêm về những ứng dụng thực tế quan trọng hàng đầu được mọi người sử dụng rộng rãi như: Thư điện tử (Email) hay Word Wide Web, đa phương tiện các phương thức hoạt động khác.

    A. DNS


    I. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG


    1. Khái niệm


    DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân giải tên được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kỳ nguồn lực tham gia vào Internet.





    Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.


    Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miền là, nó phục vụ như một “Danh bạ điện thoại” để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP.


    Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.


    Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng. Tên miền internetdễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).


    2. Chức năng của DNS


    Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(Ipv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ.


    II. NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC VÀ CÁCH SỬ DỤNG


     Nguyên tắc làm việc:


    Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.


    INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miềncủa Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.


    DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. - DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.


     Cách sử dụng:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...