Mạng điện báo

Thảo luận trong 'Quản Trị Mạng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mạng điện báo sử dụng hệ thống mã Morse để mã hóa thông tin cần truyền đi. Mã Morse sử dụng
    hai tín hiệu là tít và te (ký hiệu bằng dấu chấm (ã) và dấu gạch ngang (-)). Mỗi một ký tự latin sẽ
    được mã hóa bằng một chuỗi tíc/te riêng biệt, có độ dài ngắn khác nhau. Để truyền thông tin đi,
    bên gởi sẽ lần lượt mã hóa từng ký tự của thông điệp thành mã Morse, bên nhận sau đó sẽ thực
    hiện quá trình giải mã. Văn bản được truyền đi được gọi là một thông điệp (message) hay một thư
    tín (Telegram).
    Vào năm 1851 mạng thư tín đầu tiên được sử dụng để nối hai thành phố London và Paris. Sau đó
    không lâu, hệ thống mạng này được mở rộng toàn châu Âu.
    Cấu trúc của mạng gồm có hai thành phần là Trạm điện báo (Telegraph Station) và Trạm chuyển
    điện báo ( Telegraph Switching Station) được nối lại với nhau bằng hệ thống dây truyền dẫn.
    Trạm điện báo là nơi cho phép truyền và nhận các thông điệp dưới dạng các mã Morse, thông
    thường được thể hiện bằng âm thanh tít và te. Để truyền và nhận thông tin cần có một điện báo
    viên thực hiện quá trình mã hóa và giải mã thông tin truyền/nhận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...