Luận Văn Mạng di động GSM và công nghệ GPRS

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Ác Niệm, 30/11/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Chương 1: Giới thiệu về mạng thông tin di động GSM .1
    1.1 Hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM . .1
    1.2 Các chức năng của hệ thống GSM . .4
    1.3 Băng tần sử dụng trong hệ thống thông tin đi động GSM .5
    1.4 Phương pháp truy nhập trong thông tin di động . .6
    Chương 2: Cấu trúc hệ thống thông tin di động GSM .9
    2.1. Cấu trúc hệ thống . . .9
    2.2. Chức năng các phần tử trong mạng GSM . 10
    Chương 3: Mạng báo hiệu và các khía cạnh mạng . .17
    3.1. Các giao thức báo hiệu trong hệ thống GSM .17
    3.2. Các giao diện trong hệ thống GSM . .20
    3.3. Các khía cạnh mạng .20
    Chương 4: Giao tiếp vô tuyến . .26
    4.1. Khái niệm về các kênh vô tuyến . .26
    4.2. Sắp xếp các kênh logic ở các kênh vật lý .29
    Chương 5: Các dịch vụ trong GSM . . .31
    5.1. Dịch vụ thoại . .31
    5.2. Dịch vụ số liệu .31
    5.3. Dịch vụ bản tin ngắn . .32
    5.4. Các dịch vụ phụ .32
    Chương 6: Một số thí dụ về cuộc gọi trong mạng GSM . .34
    6.1. Cuộc gọi ra từ MS . .34
    6.2. Cuộc gọi vào từ mạng cố định .35
    Chương 7: Giới thiệu chung về công nghệ GPRS . .38
    7.1. Tổng quan về công nghệ GPRS .38
    7.2. Cấu trúc hệ thống GPRS . .39
    Chương 8: Các giao diện và giao thức trong mạng GPRS . .48
    8.1. Mặt phẳng truyền dẫn . .48
    8.2. Mặt phẳng báo hiệu . .51
    8.3. Giao diện vô tuyến UM . .59
    8.4. Mạng vô tuyến GPRS . .63
    8.5. Quản lý tài nguyên vô tuyến . .72
    Chương 9: Triển khai GPRS trên mạng thông tin di động GSM
    tại Việt Nam . . .76
    9.1. Đánh giá hiện trạng và nhu cầu . .76
    9.2. Dịch vụ .77
    9.3. Số lượng thuê bao của mạng . .77
    9.4. Đánh giá nhu cầu .77
    9.5. Một số đề xuất triển khai dịch vụ GPRS . .78



    LỜI NÓI ĐẦU
    Ngày nay mạng GSM với những ưu điểm nổi bật như: dung lượng lớn,
    chất lượng kết nối tốt, tính bảo mật cao , đã có một chỗ đứng vững chắc trên
    thị trường viễn thông thế giới. Ở Việt Nam, khi chúng ta bắt đầu có những máy
    điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM 900 đầu tiên vào những năm 1993
    đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc về công nghệ viễn thông của đất
    nước. Các thuê bao di động tại Việt Nam sử dụng dịch vụ thoại truyền thống
    với tốc độ bit là 13Kbit/s và truyền số liệu với tốc độ 9,6 kbit/s.
    Các nhà khai thác GSM trên thế giới đang đứng trước một số giải pháp để
    có được dịch vụ số liệu truyền tốc độ cao qua mạng thông tin di động hiện có
    của họ và đang nghiên cứu kế hoạch để chuyển đổi lên công nghệ 3G. Có hai
    hướng để lựa chọn : một là có thể nâng cấp mạng của họ lên thẳng CDMA (Đa
    truy nhạp phân chia theo mã) hay nâng cápp lên để có dịch vụ GPRS (General
    Packet Radio Service – Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp), E – GPRS (Enhanced
    GPRS – Dịch vụ GPRS nâng cao) và sau đó thì sẽ đầu tư, nâng cấp để loại dần
    công nghệ GSM tiến lên công nghệ W-CDMA (Đa truy nhập phân kênh theo
    mã băng rộng).
    Đối với các nhà khai thác, không thể có được việc nâng cấp thẳng lên công
    nghệ W-CDMA với các giải pháp đơn giản và chi phí chấp nhận được. Quá
    trình nâng cấp là một quá trình phức tạp, yêu cầu các phần tử mạng mới và các
    máy đầu cuối mới. Do vậy, vấn đề cần cân nhắc ở đây chính là các khía cạnh về
    kinh tế và kỹ thuật cho việc nâng cấp, buộc các nhà khai thác phải suy tính.
    Chính vì vậy, GPRS là sự lựa chọn của các nhà khai thác GSM như một bước
    chuẩn bị về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, để tiến lên Công nghệ thông tin di động thế
    hệ thứ 3.

    Giải pháp GPRS cho hệ thống GSM đã trở thành hiện thực năm 1999.
    Giống như HSCSD, GPRS cung cấp các dịch vụ số liệu tốc độ cao hơn cho
    người sử dụng di động. Tuy nhiên dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, GPRS
    phù hợp với bản chất bùng nổ đột ngột cao của hầu hết các ứng dụng số liệu
    hơn công nghệ chuyển mạch kênh HSCSD, nó lý tưởng hơn cho các dịch vụ
    truy nhập cơ sở dữ liệu và thư điện tử, thí dụ những người sử dụng không muốn
    trả cứoc phí cuộc gọi cao cho các bản tin ngắn. GPRS cũng cho phép người sử
    dụng nhận các cuộc gọi số liệu. Các tin nhắn cũng được phân phát trực tiếp đến
    điện thoại của người sử dụng, them chí không cần kết nối từ đầu cuối đến đầu
    cuối một cách liên tục. Khi bật máy điện thoại, người sử dụng nhận được một
    thông báo là họ đang có một tin nhắn. Họ có thể chọn các thông báo tải về ngay
    lập tức hay cất đi để xem sau.
    GPRS cũng cung cấp việc thiết lập cuộc gọi nhanh hơn HSCSD và kết nối
    với mạng sử dụng giao thức IP hiệu quả hơn, bao gồm các mạng Intranet của
    công ty và các mạng LAN, cũng như Internet. Thông qua việc kết hợp các khe
    thời gian TDMA khác nhau, GPRS có thể điều khiển tất cả các kiểu truyền dẫn
    từ các mẫu tin ngắn tốc độ thấp đến các tốc độ cao hơn cần cho việc xem xét
    các trang Wed. GPRS cung cấp tốc độ số liệu gói cao hơn 100 kbit/s. Tốc độ tối
    đa là 171,2 kbit/s qua 8 kênh 21,4 kbit/s (sử dụng mã hoá CS-4).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...