Thạc Sĩ mạng cảm nhận không dây và đánh giá bằng thực nghiệm một số thông số qua điều khiển thâm nhập môi t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MẠNG CẢM NHẬN KHÔNG DÂY VÀ ĐÁNH GIÁ BẰNG THỰC NGHIỆM MỘT SỐ THÔNG SỐ QUA ĐIỀU KHIỂN THÂM NHẬP MÔI TRƯỜNG

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN 2
    DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT 5
    MỞ ĐẦU 7
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG CẢM BIẾN 11
    1.1. Giới thiệu 11
    1.2. Cấu trúc mạng cảm biến 12
    1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc mạng cảm biến 12
    1.2.2. Kiến trúc giao thức mạng 16
    1.2.3. Hai cấu trúc đặc trưng của mạng cảm biến . 17
    1.2.3.1. Cấu trúc phẳng 17
    1.2.3.2. Cấu trúc tầng 18
    1.3. Ứng dụng 20
    1.3.1. Ứng dụng trong quân đội 20
    1.3.2. Ứng dụng trong môi trường 22
    1.3.3. Ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe 23
    1.3.4. Ứng dụng trong gia đình . 23
    1.4. Kết luận 23
    CHƯƠNG 2: CÁC THỦ TỤC THÂM NHẬP MÔI TRƯỜNG 24
    2.1 Tổng Quan . 24
    2.2 Các giao thức MAC truyền thống . 24
    2.2.1 Aloha và CSMA 24
    2.2.2 Các vấn đề về nút ẩn và nút hiện 24
    2.2.3 Thâm nhập môi trường và cảnh báo đụng độ (MACA). 25
    2.2.4 IEEE 802.11 MAC 26
    2.2.5 IEEE 802.15.4 MAC 26
    2.3 Hiệu quả năng lượng trong các giao thức MAC 27
    2.3.1 Quản lý năng lượng trong IEEE 802.11 27
    2.3.2 Thâm nhập môi trường cảm nhận nguồn với tín hiệu (PAMAS) 27
    2.3.3 Mức tối thiểu hoá chi phí năng lượng thu nhàn rỗi 28
    2.4.1. Đánh thức máy thu thứ cấp 28
    2.4.2 Mẫu lắng nghe mở đầu công suất thấp 28
    2.4.4 Khởi động việc truyền nhận chu kỳ nhận (TICER/RICER) . 29


    -4-
    2.4.5 Giao thức MAC tái cấu hình 31
    2.5 Kỹ thuật lập lịch ngủ 32
    2.5.1 Sensor MAC (S-MAC) . 32
    2.5.2 Thời gian chờ đợi MAC (T-MAC) 33
    2.5.3 MAC thu thập số liệu (D-MAC) 33
    2.5.4 Lập lịch ngủ trễ hiệu suất (DESS) 34
    2.5.5 Lập lịch ngủ không đồng bộ 35
    2.6 Các giao thức tự do tranh chấp . 36
    2.6.1 MAC tình và sự khởi động (SMACS) 37
    2.6.2 Lập lịch cơ bản BFS/DFS 37
    2.6.3 MAC đồng bộ dành riêng . 38
    2.6.4 Thâm nhập môi trường thích ứng lưu lưọng (TRAMA) 38
    2.7 Lập lịch không tập trung 40
    CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM ĐO KIỂM MẠNG WSN SỬ DỤNG PHƯƠNG
    PHÁP LẬP LỊCH TẬP TRUNG 42
    3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm: . 42
    3.1.1. Mục đích: 42
    3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm: 42
    3.2. Các thiết bị thực nghiệm: . 42
    3.3 Giới thiệu VDK CC1010: 43
    3.4 Tiến hành thực nghiệm 46
    3.4.1 Sơ đồ thực nghiệm và thuật toán: . 46
    3.4.1.1 Đo khoảng cách D lớn nhất giữa các nút mạng để chúng có thể liên
    lạc được với nhau : 46
    3.4.1.2 Thời gian truyền nhận dữ liệu giữa nút cảm nhận và nút cơ sở . 49
    3.4.1.3 Đo cường độ dòng điện của các nút mạng các trạng thái : ngủ,
    truyền, nhận dữ liệu ở chế độ lập lịch tập trung 54
    KẾT LUẬN 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 78
    PHỤ LỤC 80
    MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các hệ thống mạng thông tin máy
    tính di động được phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là hệ thống mạng cảm biến di động
    (wireless mobile sensor network), dạng không cấu trúc (ad-hoc mobile network) mới
    xuất hiện, nhưng đã được nhiều nước, nhiều tổ chức xã hội, quốc phòng, an ninh, kinh
    tế quan tâm.
    Một lĩnh vực nổi bật của mạng cảm nhận không dây (Wireless Sensor Network-
    WSN) là sự kết hợp việc cảm nhận, tính toán và truyền thông vào một thiết bị nhỏ.
    Thông qua mạng hình lưới (mesh networking protocols), những thiết bị này tạo ra một
    sự kết nối rộng lớn trong thế giới vật lý. Trong khi khả năng của từng thiết bị là rất
    nhỏ, sự kết hợp hàng trăm thiết bị như vậy yêu cầu là phải có công nghệ mới.
    Nhờ có những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học và công nghệ sự phát
    triển của những mạng bao gồm các cảm biến giá thành rẻ, tiêu thụ ít năng lượng và
    đa chức năng đã nhận được những sự chú ý đáng kể. Hiện nay người ta đang tập
    trung triển khai các mạng cảm biến để áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Đó
    là các lĩnh vực về y tế, quân sự, môi trường, giao thông Trong một tương lai không
    xa, các ứng dụng của mạng cảm biến sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong
    cuộc sống con người nếu chúng ta phát huy được hết các điểm mạnh mà không phải
    mạng nào cũng có được như mạng cảm biến.
    Sức mạnh của WSN nằm ở chỗ khả năng triển khai một số lượng lớn các thiết
    bị nhỏ có thể tự thiết lập cẩu hình hệ thống. Sử dụng những thiết bị này để theo dõi
    theo thời gian thực, để giám sát điều kiện môi trường, để theo dõi cấu trúc hoặc tình
    trạng thiết bị.
    Tính chất không dây của WSN có ưu điểm mềm dẻo, giá rẻ nhưng có nhiều
    thách thức cần được giải quyết một trong những thách thức lớn nhất đó là nguồn
    năng lượng bị giới hạn, các nút mạng cảm biến lại hoạt động ngoài môi trường rất
    khó nạp lại năng lượng. Trong khi đó, yếu tố chủ yếu giới hạn thời gian sống của
    mạng cảm nhận là năng lượng cung cấp. Mỗi nút cần được thiết kế quản lý năng lượng
    cung cấp nội bộ để tối đa thời gian sống của mạng. Trong trường hợp mạng an ninh,
    mỗi nút phải sống trong nhiều năm. Một nút bị lỗi sẽ làm tổn thương hệ thống an
    ninh.Hiện nay rất nhiều nhà nghiên cứu đang tập trung vào việc cải thiện khả năng sử
    dụng hiệu quả năng lượng của mạng cảm biến trong từng lĩnh vực khác nhau.
    Nhận thấy tầm quan trọng của trong việc hạn chế tiêu thụ năng lượng tối đa
    trong mạng cảm biến, tác giả đã đi vào nghiên cứu vấn đề “Mạng cảm nhận không
    dây và đánh giá bằng thực nghiệm một số thông số qua điều khiển thâm nhập môi
    trường.”


    -10-
    Luận văn gồm 3 chương nội dung, phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và
    tài liệu tham khảo.
    Chương 1: Giới thiệu mạng cảm nhận không dây sẽ giới thiệu một cách tổng
    quan về WSN, các dạng ứng dụng của WSN và đưa ra những tiêu chí đánh giá cho
    WSN cũng như tiêu chí đánh giá một nút mạng cảm nhận.
    Chương 2: Giới thiệu các thủ tục thâm nhập môi trường, chọn thủ tục lập lịch
    tập trung đi sâu nghiên cứu.
    Chương 3: Thực nghiệm đo kiểm mạng WSN sử dụng phương pháp lập lịch
    tập trung.
    Phần kết luận tổng kết những công việc đã thực hiện và những kết quả đã đạt
    được đồng thời cũng đề cập đến công việc và hướng nghiên cứu trong tương lai.
    Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS TS. Vương Đạo Vy, Khoa
    Điện tử viễn thông - Trường Đại học công nghệ - Đại học quốc gia Hà nội, người đã
    hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...